Câu hỏi:
13/09/2024 149Ý nào dưới đây phản ánh thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu” ?
A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
B. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.
C. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959.
D. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975,phản ánh thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu”
- Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất thể hiện mâu thuẫn giữa các nước lớn, đặc biệt là Mĩ và Liên Xô trong Chiến tranh lạnh. Trong chiến lược toàn cầu có ba mục tiêu quan trọng trong đó có 2 mục tiêu liên quan đế Việt Nam:
+ Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới. à Việt Nam là một quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa đã chiến thắng đế quốc Mĩ và tay sai, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước. Đây là thắng lợi to lớn, có ý nghĩa quốc tế quan trọng và có tính thời đại sâu sắc.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh và, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới. à Đối với cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mĩ triển khai nhiều chiến lược chiến tranh từ chiến lược chiến tranh đơn phương đến chiến tranh đặc biệt, cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh nhưng tất cả các chiến lược chiến tranh này đều thất bại. Mĩ phải kí Hiệp định Pari và rút quân về nước. Dù sau đó Mĩ vẫn không từ bỏ ý định và tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn nhằm phá hoại Hiệp định Pari nhưng âm mưu này cũng thất bại. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 đã đánh dấu sự kết thúc thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975).
- Các đáp án còn lại,không phản ánh thất bại nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu”
=> Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện “Chiến lược toàn cầu” là thất bại trong chiến tranh Việt Nam.
→ B đúng.A,C,D sai.
* NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1973 ĐẾN 1991.
1. Kinh tế:
- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng (1973), từ 1973 – 1982 kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái kéo dài.
- Từ 1983, kinh tế Mỹ phục hồi và phát triển. Tuy vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế – tài chính nhưng tỷ trọng kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới giảm sút .
2. Đối ngoại:
- Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu.
- Sự đối đầu Xô - Mỹ làm suy giảm vị trí kimh tế và chính trị của Mỹ tạo điều kiện cho Tây Âu và Nhật vươn lên; giữa thập niên 80, xu thế đối thoại và hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới. Trong bối cảng đo, tháng 12/1989, Mỹ - Xô chính thức tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh” .
* * Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, dựa trên ưu thế về kinh tế và quân sự Mĩ đã thực hiện “Chiến lược toàn cầu” như sau:
* Mục tiêu:
+ Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
+ Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân.
+ Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.
* Biện pháp:
– Triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể:
+ Năm 1947: Học thuyết Truman và chiến lược “ngăn chặn”,...
+ Năm 1953: Học thuyết Aixenhao và chiến lược “trả đũa ồ ạt” (đánh trả ngay),... quân phiệt hóa nước Mĩ, tìm cách “lấp chỗ trống” sau khi Pháp thất bại ở Đông Dương năm 1954, Anh thất bại ở Trung Cận Đông năm 1957.
+ Năm 1961: Học thuyết Kennơđi và chiến lược “Phản ứng linh hoạt”.
+ Năm 1969: Học thuyết Níchxơn và chiến lược “Ngăn đe trên thực tế” phá sản ở Việt Nam.
+ Năm 1981: Học thuyết Rigân và chiến lược “Đối đầu trực tiếp”, chạy đua vũ trang.
+ Năm 1993: Bill Clintơn triển khai chiến lược “Cam kết và mở rộng”: Mềm dẻo nhưng vẫn thiên vị với Ixraen và vẫn duy trì căn cứ quân sự và quân đội ở Nhật Bản, Hàn Quốc,...
+ Từ năm 2001 đến 2008: Buss (con) thi hành chính sách cứng rắn,...
* Kết quả:
- Thất bại. Với các sự kiện:
+ Thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc 1949.
+ Thắng lợi của Cách mạng Cuba 1959.
+ Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam 1975.
+ Thắng lợi của Cách mạng Hồi giáo Iran 1979.
+ Vụ khủng bố 11 – 9 – 2001.
– Thành công:
+ Góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
+ Thắng lợi trong chiến tranh vùng Vịnh chống Irắc (1990 – 1991).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”?
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Câu 4:
Thực dân Anh đưa ra phương án Mao-bát-tơn chia Ấn Độ Thành hai quốc gia tự trị dựa trên cơ sở tôn giáo đã chứng tỏ
Câu 7:
Hiệp ước Bali (2 – 1976) đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN vì đã
Câu 9:
Sự xác lập cục diện 2 cực, 2 phe trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 tạo nên bởi
Câu 10:
Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm các nước sáng lập ASEAN là
Câu 11:
Nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là gỉ?
Câu 12:
Năm 1922, Đại hội các xô viết toàn Liên bang dưới sự chủ trì của Lê – nin, đã tuyên bố
Câu 14:
Trở ngại chủ yếu nhất của EU và ASEAN trong quá trình liên kết là
Câu 15:
Thành công của công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc đã để lại bài học kinh nghiệm đối với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam là