Câu hỏi:
29/09/2024 977Thực dân Anh đưa ra phương án Mao-bát-tơn chia Ấn Độ Thành hai quốc gia tự trị dựa trên cơ sở tôn giáo đã chứng tỏ
A. cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ hoàn toàn thắng lợi.
B. thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị Ấn Độ.
C. thực dân Anh không thể cai trị Ấn Độ như cũ được nữa.
D. thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Đáp án A loại vì nhân dân Ấn Độ vẫn tiếp tục đấu tranh chống thực dân Anh và phải đến năm 1950 mới giành được độc lập.
- Đáp án B loại vì thực dân Anh đã hoàn thành việc xác lập nền cai trị ở Ấn Độ từ giữa thế kỉ XIX.
- Đáp án D loại vì Ấn Độ là thuộc địa quan trọng bậc nhất của thực dân Anh. Xuất phát từ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Ấn Độ nên thực dân Anh phải điều chỉnh lại chính sách cai trị của mình, không thể tiếp tục cai trị Ấn Độ như cũ được nữa. Thực dân Anh trao cho Ấn Độ quyền tự trị trên cơ sở khác biệt tôn giáo nhằm đào sâu mâu thuẫn, chia rẽ khối đoàn kết và phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, từ đó dễ bề cai trị Ấn Độ. Tuy nhiên, âm mưu này không đạt được kết quả như thực dân Anh mong muốn, nhân dân Ấn Độ vẫn tiếp tục đấu tranh, cuối cùng, thực dân Anh đã phải trao lại độc lập cho Ấn Độ năm 1950.
*Tìm hiểu thêm: "Cuộc đấu tranh giành độc lập."
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.
- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:
+ Cuộc khởi nghĩa của hơn 2 vạn thủy binh Bom-bay (tháng 2/1946).
+ Tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancutta (tháng 2/1947).
- Trước sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ được chia thành 2 nước tự trị: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồi giáo).
- Không cam chịu quy chế tự trị, Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh đòi độc lập. → 26/01/1950, Cộng hòa Ấn Độ thành lập.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”?
Câu 3:
Nội dung nào sau đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Câu 6:
Hiệp ước Bali (2 – 1976) đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN vì đã
Câu 8:
Sự xác lập cục diện 2 cực, 2 phe trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 tạo nên bởi
Câu 9:
Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm các nước sáng lập ASEAN là
Câu 10:
Nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là gỉ?
Câu 11:
Năm 1922, Đại hội các xô viết toàn Liên bang dưới sự chủ trì của Lê – nin, đã tuyên bố
Câu 13:
Trở ngại chủ yếu nhất của EU và ASEAN trong quá trình liên kết là
Câu 14:
Thành công của công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc đã để lại bài học kinh nghiệm đối với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam là
Câu 15:
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là