Câu hỏi:

16/08/2024 342

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là

A. khoa học đi trước, mở đường cho lực lượng sản xuất.

B. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Đáp án chính xác

C. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

D. kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là B

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

* Nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật:

a. Nguồn gốc

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Nhân loại đang đứng trước những vấn đề to lớn mang tính toàn cầu, như: bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường,... ⇒ đặt ra những yêu cầu mới đối với khoa học - kĩ thuật như tìm ra công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới...

- Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX) là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại.

b. Đặc điểm:

- Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

- Khoa học trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: khoa học gắn liền với kĩ thuật, đi trước mở đường cho kĩ thuật phát triển. Đến lượt mình, kĩ thuật lại mở đường cho sản xuất phát triển.

* Thời gian.

- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phát triển quan hai giai đoạn.

+ Từ đầu những năm 40 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX – nay – được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ.

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Giải Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trật tự "hai cực Ianta" bị sụp đổ vì

Xem đáp án » 25/11/2024 2,496

Câu 2:

Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc “Chiến tranh lạnh”?

Xem đáp án » 11/07/2024 1,419

Câu 3:

Nội dung nào sau đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

Xem đáp án » 07/08/2024 1,069

Câu 4:

Thực dân Anh đưa ra phương án Mao-bát-tơn chia Ấn Độ Thành hai quốc gia tự trị dựa trên cơ sở tôn giáo đã chứng tỏ

Xem đáp án » 29/09/2024 999

Câu 5:

Quyết định của hội nghị Ianta (1945) không ảnh hưởng đến

Xem đáp án » 17/07/2024 566

Câu 6:

Hiệp ước Bali (2 – 1976) đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN vì đã

Xem đáp án » 21/07/2024 328

Câu 7:

Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một thế giới từ

Xem đáp án » 08/07/2024 298

Câu 8:

Sự xác lập cục diện 2 cực, 2 phe trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2 tạo nên bởi

Xem đáp án » 20/07/2024 270

Câu 9:

Nội dung chủ yếu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm các nước sáng lập ASEAN là

Xem đáp án » 20/07/2024 260

Câu 10:

Nhân tố quan trọng hàng đầu giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là gỉ?

Xem đáp án » 17/07/2024 257

Câu 11:

Năm 1922, Đại hội các xô viết toàn Liên bang dưới sự chủ trì của Lê – nin, đã tuyên bố

Xem đáp án » 18/07/2024 251

Câu 12:

Trở ngại chủ yếu nhất của EU và ASEAN trong quá trình liên kết là

Xem đáp án » 17/07/2024 233

Câu 13:

Đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô đã trở thành

Xem đáp án » 20/07/2024 233

Câu 14:

Thành công của công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc đã để lại bài học kinh nghiệm đối với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam là

Xem đáp án » 22/07/2024 226

Câu 15:

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

Xem đáp án » 22/07/2024 226

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »