Câu hỏi:
23/09/2024 215Vùng nào ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió Tây khô nóng?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Bắc.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Vùng ở nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió Tây khô nóng là Bắc Trung Bộ.
Giải thích: Gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở duyên hải miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ và một phần phía Nam của Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La,…).
Bắc trung bộ chịu ảnh hưởng của phơn do địa hình dãy Trường Sơn chắn gió mùa Tây Nam, gây mưa ở sướn tây, khi gió vượt qua sườn đông (bắc trung bộ) thì đã bị biến tính trở nên khô nóng.
- Khu vực Đông Bắc là nơi chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc.
→ B sai.
-Vùng Đông Nam Bộ ,mùa hạ chủ yếu do tác động của gió mùa Tây Nam, mùa khô chịu ảnh hưởng gió Tín phong Đông Bắc.
→ C sai.
- Vùng Tây Nguyên của Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai loại gió chính:Gió mùa Tây Nam,Gió mùa Đông Bắc
→ D sai.
* Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a) Tính chất nhiệt đới
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai lần.
- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 200C. Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1400-3000 giờ/năm.
b) Lượng mưa, độ ẩm lớn
- Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.
- Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.
c) Gió mùa
- Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kỳ chuyển tiếp giữa 2 mùa gió.
- Sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
+ Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
+ Ở miền Nam: có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
* Gió mùa mùa đông
- Hướng: Đông Bắc.
- Nguồn gốc: Áp cao Xibia.
- Phạm vi: Miền Bắc.
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Tính chất: Nửa đầu mùa đông khô, lạnh; nửa cuối mùa đông lạnh, ẩm.
- Hệ quả: Mùa đông lạnh ở miền Bắc. Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, tín phong bán cầu bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc gây mưa ven biển Trung bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
* Gió mùa mùa hạ
- Hướng: Tây Nam (riêng Bắc Bộ có hướng Đông Nam).
- Nguồn gốc: Nửa đầu mùa (áp cao Bắc Ấn Độ Dương); Giữa, cuối mùa (áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu).
- Phạm vi: Cả nước.
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tính chất: Nóng, ẩm.
- Hệ quả:
+ Đầu mùa: Gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Giữa và cuối mùa: Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các cao nguyên badan, bán bình nguyên, đồi trung du là cơ sở để phát triển
Câu 2:
Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở vùng
Câu 3:
Giải thích vì sao khu vực miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn?
Câu 6:
Tại sao đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa?
Câu 7:
Thích hợp nhất đối với việc trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả là địa hình của
Câu 8:
Đặc điểm nào sau đây không phải của dải đồng bằng ven biển miền Trung?
Câu 10:
Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu?
Câu 11:
Điểm khác nhau của Đồng bằng sông Cửu Long so với Đồng bằng sông Hồng là
Câu 13:
Nhận định nào sau đây không phải là thuận lợi chủ yếu của khu vực đồng bằng?
Câu 14:
Theo nguồn gốc hình thành, địa hình khu vực đồng bằng nước ta gồm các loại
Câu 15:
Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là