Câu hỏi:
21/12/2024 7,992
Vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi phát triển nhất nước ta là do
A. các giống vật nuôi địa phương có giá trị kinh tế cao.
A. các giống vật nuôi địa phương có giá trị kinh tế cao.
B. nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ rộng.
B. nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ rộng.
C. lực lượng lao động đông đảo, có nhiều kinh nghiệm.
D. có điều kiện tự nhiên thuận lợi, giống vật nuôi tốt.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi phát triển nhất nước ta là do nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ rộng.
+ Nguồn thức ăn phong phú
- Nguồn thức ăn từ nông nghiệp: Hai vùng này là vựa lúa lớn nhất cả nước, cung cấp lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp (như rơm, cám, bã mía) làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
- Nguồn thức ăn tự nhiên: Hệ thống kênh rạch và đồng cỏ ở đồng bằng sông Cửu Long cùng với các khu vực bãi bồi ở đồng bằng sông Hồng tạo điều kiện lý tưởng để chăn thả gia súc.
2: Thị trường tiêu thụ rộng
- Đây là những vùng tập trung đông dân cư nhất cả nước, tạo ra nhu cầu cao về các sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa.
- Gần các đô thị lớn và khu công nghiệp, thuận lợi cho việc cung ứng sản phẩm chăn nuôi.
3.Cơ sở hạ tầng và kinh tế
- Cơ sở hạ tầng giao thông phát triển, thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm chăn nuôi đến các vùng khác.
- Nền kinh tế nông nghiệp phát triển tạo điều kiện hỗ trợ kỹ thuật, giống, và công nghệ cho ngành chăn nuôi.
4: Các loại hình phổ biến
- Đồng bằng sông Hồng: Chăn nuôi lợn và gia cầm là chính, tập trung ở các trang trại nhỏ lẻ và gia đình.
- Đồng bằng sông Cửu Long: Chăn nuôi gia cầm, bò và nuôi trồng thủy sản (tôm, cá) cũng rất phát triển, nhờ nguồn nước dồi dào.
Nhờ các điều kiện này, ngành chăn nuôi tại hai vùng đồng bằng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm và phát triển kinh tế của cả nước.
→ B đúng.A,C,D sai
* Mở rộng:
*Tìm hiểu thêm: "Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta"
a) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính
- Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất. Phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.
- Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
b) Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông, lâm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa
- Kinh tế trang trại ở nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa.
- Các loại hình trang trại: nuôi trồng thủy sản (tăng nhanh nhất); chăn nuôi; cây công nghiệp lâu năm, hàng năm (có xu hướng giảm tỉ trọng trong cơ cấu).
- Phân bố: phân bố không đều giữa các vùng, tập trung nhiều nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (có xu hướng tăng nhanh).
BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG TRANG TRẠI PHÂN THEO NĂM THÀNH LẬP TRANG TRẠI VÀ PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp