Câu hỏi:
25/10/2024 148Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là
A. lãnh hải.
B. nội thuỷ.
C. tiếp giáp lãnh hải.
D. đặc quyền kinh tế.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là nội thuỷ.
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Như vậy, đây là vùng biển phía trong cùng và tiếp giáp với vùng lãnh hải ở phía ngoài. Trong đó, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố
- Lãnh hải là một vùng biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thủy của quốc gia ven biển. Theo luật biển quốc tế hiện đại, "vùng nước lãnh thổ" được gọi là "lãnh hải" , không phải là "hải phận" hay "vùng biển" chung chung.
→ A sai.
- "Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài lãnh hải".
→ C sai.
- Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Như vậy vùng đặc quyền kinh tế là vùng vùng biển có chiều rộng 200 hải lý.
→ D sai.
* Phạm vi lãnh thổ
a) Vùng đất
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2 .
- Biên giới dài 4600km:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.
+ Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.
+ Phía Đông và Nam giáp biển, bờ biển dài 3260km.
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo ngoài xa là Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).
b) Vùng biển
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.
- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:
+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.
+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.
+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.
c) Vùng trời
Là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm lên phần lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bởi các đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải (tức xác định bởi phía trên của đường biên giới quốc gia trên biển) và không gian trên các đảo.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 4:
Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là nhờ
Câu 6:
Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, nên tự nhiên nước ta có sự phân hoá rõ rệt
Câu 10:
Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên
Câu 12:
Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên
Câu 13:
Theo chiều Tây - Đông, phần đất liền nước ta nằm trong giới hạn kinh tuyến