Câu hỏi:
15/10/2024 2,421Với hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã
A. Làm cho thiên nhiên từ Bắc vào Nam khá đồng nhất.
B. Tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền.
C. Tạo sự phân hóa rõ rệt thiên nhiên từ đông sang tây.
D. làm cho thiên nhiên có sự phân hóa theo độ cao địa hình.
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Với hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã Tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền.
Với hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của nước ta đã tạo điều kiện cho tính biển xâm nhập sâu vào đất liền (do lãnh hổ hẹp ngang nên gió biển mang hơi ẩm vào sâu trong đất liền được, làm cho những vùng phía Tây đất nước thiên nhiên vẫn mang tính hải dương, không bị khô hạn như các nước vùng Tây Nam Á, Bắc Phi...)
=> B đúng.A,C,D sai.
Lý thuyết liên quan
* Ảnh hưởng của biển đông đối với thiên nhiên Việt Nam
a) Khí hậu
- Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương, điều hòa.
- Lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
- Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hòa hơn.
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
- Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, tam giác châu thổ, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô,...
- Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ và hệ sinh thái rừng trên đảo.
c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
- Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí (có trữ lượng lớn và giá trị nhất), các bãi cát, muối,…
- Tài nguyên hải sản: sinh vật giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở ven bờ. Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, khoảng vài chục loài mực,…
d) Thiên tai
- Bão: Mỗi năm trung bình có 3 đến 4 cơ bão trực tiếp từ Biển Đông đổ vào nước ta, gây nhiều thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sống.
- Sạt lở bờ biển: xảy ra nhiều ở dải bờ biển Trung Bộ.
- Cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang hóa đất đai ở vùng ven biển miền Trung.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu sâu sắc ảnh hưởng từ biển
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với hình thể nước ta?
Câu 3:
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC CỦA TRUNG QUỐC, NĂM 1985 VÀ 2004
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết sản luợng lương thực bình quân theo đầu người của Trung Quốc năm 1985 và 2004 lần lượt là: (Đơn vị: kg/người)
Câu 4:
Do nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á nên nước ta có
Câu 6:
Đặc điểm nào không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta?
Câu 7:
Thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ) là thời kì hoạt động mạnh của gió.
Câu 8:
Liên kết vùng Ma-xo Rai-nơ được hình thành tại khu vực biên giới của ba nước
Câu 9:
Ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của nhiều nước Đông Nam Á hiện nay chủ yếu là do
Câu 10:
Dạng địa hình ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển là
Câu 11:
Điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là đều
Câu 13:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta phổ biến theo hướng?
Câu 14:
TỈ TRỌNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA EU, HOA KÌ, NHẬT BẢN TRONG
TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CỦA THẾ GIỚI NĂM 2004 (Đon vị: %)
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng giá trị xuất khẩu của EU?
Câu 15:
Cho thông tin sau: “ở nước ta tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn. Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 100 loài có giá trị kinh tế, 1647 loài giáp xác, trong đó có hơn 100 loài tôm, nhiều loài có giá trị xuất khẩu cao, nhuyễn thể có hơn 2500 loài, rong biển có hơn 600 loài. Ngoài ra còn nhiều loài đặc sản khác như bào ngư, hải sâm,...” thông tin vừa rồi chứng tỏ vùng biển nước ta