Câu hỏi:

18/09/2024 181

Việt Nam có thể học được gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc?

A. Thực hiện cuộc cách mạng chất xám để trở thành nước sản xuất phần mềm.

B. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên.

C. Đẩy mạnh cách mạng xanh trong nông nghiệp để trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.

D. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Việt Nam có thể học Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất,từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

Vì cả Ấn Độ và Trung Quốc đều áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất để phát triển kinh tế.

- Đáp án A, C loại vì điều này chỉ có ở Ấn Độ.

- Đáp án B loại vì nội dung này không có trong công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

→ D đúng.A,B,C sai.

* ẤN ĐỘ.

1. Cuộc đấu tranh giành độc lập.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

- Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

+ Cuộc khởi nghĩa của hơn 2 vạn thủy binh Bom-bay (tháng 2/1946).

+ Tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancutta (tháng 2/1947).

- Trước sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo kế hoạch Mao-bát-tơn, Ấn Độ được chia thành 2 nước tự trị: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồi giáo).

- Không cam chịu quy chế tự trị, Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh đòi độc lập. → 26/01/1950, Cộng hòa Ấn Độ thành lập.

2. Công cuộc xây dựng đất nước.

* Kinh tế:

- Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp → tự túc được lương thực, năm 1995, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới.

- Từ những năm 80 của thế kỉ XX, trở thành nước công nghiệp đứng thứ 10 thế giới; hiện nay, Ấn Độ là một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

* Đối ngoại:

+ Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập tích cực.

+ Tham gia sáng lập phong trào “không liên kết” quốc tế ngày càng được nâng cao.

+ Vai trò, địa vị chính trị của Ấn Độ trên trường quốc tế được nâng cao.

* * Công cuộc cải cách – mở cửa của Trung 

a. Bối cảnh.

- Tình hình thế giới:

+ Cuộc khủng hoảng năng lượng (1973) đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của nhiều nước trên thế giới.

+ Để thích ứng với khủng hoảng năng lượng, nhiều nước tư bản chủ nghĩa đã đi sâu vào nghiên cứu khoa học, tiến hành các cải cách tiến bộ.

+ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, xu thế toàn cầu hóa đang manh nha => đòi hỏi các nước phải tiến hành cải cách, mở cửa, áp dụng các tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

+ Liên Xô và các nước Đông Âu đang bộc lộ dấu hiệu của sự khủng hoảng, suy thoái => các nhà lãnh đạo Trung Quốc cần phải xem xét lại con đường phát triển của mình (do quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc có nhiều bước đi giống với Liên Xô).

+ Một số quốc gia tring khu vực đang phát triển với tốc độ nhanh (ví dụ: Hàn Quốc, Nhật Bản,...) => đòi hỏi Trung Quốc phải tiến hành cải cách để không bị tụt hậu.

- Tình hình Trung Quốc: đất  nước Trung Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực.

⇒ Tháng 12/178, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách – mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng.

b. Nội dung đường lối cải cách – mở cửa.

- Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, thực hiện cải cách và mở cửa.

- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN.

- Hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.

c. Thành tựu:

* Kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nhanh nhất thế giới.

+ 1978 – 2000, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 8%/năm.

+ 2000 – nay, GDP của Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh chóng theo hướng hiện đại : tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng các ngành nông – lâm – thủy sản.

- Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.

* Khoa học – kĩ thuật:

- 1992, thực hiện chương trình thám hiểm không gian.

- 2003, phóng tàu thần châu 5, đưa nhà du hành Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ.

* Đối ngoại:

- Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam,...

- Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng cao.

- Thu hồi chủ quyền Hồng Kông (1997), Ma Cao (1999).

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

 

 

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cuối những năm 90 của thế ki XX, Trung Quốc thu hồi chủ quyền với Hồng Kông, Ma Cao đã đánh dấu

Xem đáp án » 22/07/2024 1,584

Câu 2:

Ý nào không phải là nội dung được các đại biểu tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) chấp thuận để Liên Xô tham gia chống quân phiệt Nhật Bản ở châu Á?

Xem đáp án » 13/09/2024 357

Câu 3:

Trong bối cảnh thế giới phân chia thành hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động được xem là có ý nghĩa thực tiễn nhất của Liên hợp quốc là:

Xem đáp án » 11/07/2024 314

Câu 4:

Nội dung nào khiến cho Hội nghị Ianta (2 – 1945) diễn ra căng thẳng nhất?

Xem đáp án » 23/07/2024 307

Câu 5:

Đặc trưng nổi bật của trật tự hai cực Ianta là gì?

Xem đáp án » 21/07/2024 274

Câu 6:

Tháng 11/2007, Bản Hiến chương ASEAN được các nước thành viên kí kết nhằm xây dựng ASEAN thành:

Xem đáp án » 23/07/2024 269

Câu 7:

Tại sao nói thế kỉ XX là “thế kỉ giải trừ chủ nghĩa thực dân”?

Xem đáp án » 21/07/2024 261

Câu 8:

Mọi nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua và có giá trị với điều kiện

Xem đáp án » 21/07/2024 259

Câu 9:

Năm 1947, Ấn Độ bị chia thành 2 quốc gia Ấn Độ và Pakistan, đây là hậu quả của chính sách nào?

Xem đáp án » 21/07/2024 250

Câu 10:

Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

Xem đáp án » 21/07/2024 238

Câu 11:

Vụ khủng bố 11 - 9 - 2001 đã có tác động như thế nào đối với nước Mĩ?

Xem đáp án » 21/07/2024 229

Câu 12:

Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX

Xem đáp án » 13/07/2024 212

Câu 13:

Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống trên thế giới?

Xem đáp án » 20/07/2024 207

Câu 14:

Cho các sự kiện lịch sử thế giới sau:

1. Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập.

2. Hội nghị Ianta được triệu tập.

3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời.

4. Liên Xô sụp đổ.

Xem đáp án » 21/07/2024 203

Câu 15:

Tổng thống Mĩ Richard Nichxơn đến thăm Trung Quốc, Liên Xô năm 1972 nhằm mục đích gì?

Xem đáp án » 21/07/2024 190

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »