Câu hỏi:
24/09/2024 4,531Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do
A. Tây Bắc cao hơn
B. Tây Bắc xa khối không khí lạnh hơn
C. Đông Bắc trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh
D. Đông Bắc ven biển.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do Đông Bắc trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh
Vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang khí lạnh từ phương Bắc xuống và hơi ẩm từ biển vào nên khí hậu lạnh và ẩm. Trong khi đó, gió mùa Đông Bắc thổi đến phần núi cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn cao hơn 3000M thì không khí lạnh và độ ẩm bị chặn lại, do vậy thời tiết vùng Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc là lạnh và ẩm hơn vùng Đông Bắc.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Thuận lợi
- Địa hình có sự phân hóa rõ rệt:
+ Núi cao, cắt xẻ mạnh ở phía bắc và địa hình núi trung bình ở phía đông bắc.
+ Vùng đồi bát úp xen cánh đồng thung lũng bằng phẳng ở vùng trung du Bắc Bộ.
-> Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
Địa hình vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là đồi núi thấp
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh -> cơ cấu cây trồng đa dạng gồm cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
- Khoáng sản: giàu có, đa dạng nhất cả nước, nhiều loại có trữ lượng lớn -> phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Sông ngòi: nhiều sông lớn, có trữ lượng thủy điện dồi dào -> phát triển thủy điện.
- Đất đai đa dạng, gồm đất feralit đồi núi và đất phù sa -> Thuận lợi trồng cây công nghiệp.
- Vùng biển Quảng Ninh thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vận tải biển,…).
- Giữa Đông Bắc và Tây Bắc có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế.
b) Khó khăn
- Địa hình bị chia cắt, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho giao thông vận tải, sản xuất và đời sống.
- Khoáng sản có trữ lượng nhỏ và điều kiện khai thác phức tạp.
- Xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét,… do nạn chặt phá rừng bừa bãi.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tỉnh/ thành phố nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Câu 2:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
Câu 3:
Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người nào?
Câu 4:
Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là
Câu 5:
Loại khoáng sản nào sau đây tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc?
Câu 7:
Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu dẫn đến vùng Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất nước ta?
Câu 8:
Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
Câu 9:
Tỉnh nào của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các đặc điểm: Vừa giáp Trung Quốc, vừa giáp vịnh Bắc Bộ, vừa giáp vùng Đồng bằng sông Hồng ?
Câu 11:
Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc là
Câu hỏi mới nhất
Xem thêm »-
Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA (Đơn vị: 0C)
Địa điểm
Nhiệt độ TB tháng I
Nhiệt độ TB tháng VII
Nhiệt độ TB năm
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP. Hồ Chí Minh
25,8
28,9
27,1
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với biên độ nhiệt độ một số địa điểm ở nước ta?
-
Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017
Năm
2005
2009
2012
2017
Tổng số dân (triệu người)
83,4
84,6
88,8
90,7
- Dân thành thị
23,3
23,9
27,3
29,0
- Dân nông thôn
60,1
60,7
61,5
61,7
Tốc độ tăng dân số (%)
1,17
1,09
1,11
1,06
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện chuyển dịch cơ cấu dân số thành thị và nông thôn của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2017, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
-
-
-
-
-
-
-
-