Câu hỏi:

31/07/2024 1,433

Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ tế bào gốc?

A. Tái tạo các mô để thay thế các mô, cơ quan bị tổn thương hoặc bị bệnh.

B. Mở ra phương pháp điều trị mới trong điều trị vô sinh và hiếm muộn.

C. Bảo tồn giống động vật quý hiếm, phục hồi các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng.

D. Tạo ra những động vật có khả năng bất tử để sản xuất các chế phẩm sinh học.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: D

Ứng dụng không phải là ứng dụng của công nghệ tế bào gốc là tạo ra những động vật có khả năng bất tử để sản xuất các chế phẩm sinh học.

Tế bào gốc là các tế bào đa năng có khả năng biến thành các loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể con người. Vì thế, chức năng của tế bào gốc là phục vụ như một hệ thống sửa chữa, thay thế các tế bào bị tổn thương hay tế bào chết.  

→ A sai

Các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện nay như liệu pháp hormone, kích thích rụng trứng hoặc công nghệ hỗ trợ sinh sản có thể giúp điều trị vô sinh, tăng tỷ lệ mang thai nhưng cũng còn nhiều hạn chế như làm gia tăng tỷ lệ ung thư vú hay hiện tượng đa thai. Chính vì vậy trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu lâm sàng đang tập trung vào việc điều trị vô sinh nữ bằng các phương pháp mới, một trong số đó là sử dụng các tế bào gốc trung mô (MSC).

→ B sai

Việc ứng dụng công nghệ TBG vào nông nghiệp không những nâng cao chất lượng và năng suất cây trồng vật nuôi đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho con người; mà còn có thể tạo nên dược phẩm phục vụ cho y tế, bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm, tạo mô hình thử nghiệm thuốc và liệu pháp TBG trước khi ứng dụng trên người và phát triển vắc xin phòng bệnh… Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ TBG để bảo tồn hiệu quả và hợp lý các nguồn tài nguyên di truyền động vật là rất cần thiết.

→ C sai

 Công nghệ tế bào là gì?

1. Khái niệm công nghệ tế bào

- Công nghệ tế bào là quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

2. Nguyên lí của công nghệ tế bào

- Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào: dựa trên tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa, khả năng phân chia và điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường trong đó quan trọng nhất là hormone sinh trưởng.

- Nguyên lí của công nghệ tế bào: mỗi tế bào chứa hệ gene của tế bào quy định tất cả các đặc tính và tính trạng của cơ thể sinh vật. Các tế bào toàn năng có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện môi trường nuôi cấy mà tế bào có thể tạo ra các sản phẩm công nghệ khác nhau.

 Tính toàn năng của tế bào:

+ Tính toàn năng của tế bào là khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể.

+ Tính toàn năng của tế bào động vật và thực vật khác nhau: Tế bào thực vật trưởng thành có thể phân chia và biệt hóa để hình thành cây hoàn chỉnh, tế bào động vật trưởng thành thường chỉ có thể hình thành những loại tế bào nhất định.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 10 Bài 21: Công nghệ tế bào

Giải Sinh học 10 Bài 21: Công nghệ tế bào

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cừu Dolly được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án » 20/07/2024 1,854

Câu 2:

Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây?

Xem đáp án » 16/07/2024 1,287

Câu 3:

Cho các phát biểu sau đây:

(1) Các cây con được tạo ra nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

(2) Các cây con được tạo ra có vật chất di truyền trong nhân giống cây mẹ.

(3) Các cây con được tạo ra có năng suất và chất lượng cao vượt trội so với cây mẹ.

(4) Các cây con được tạo ra luôn có năng suất và chất lượng giống nhau.

Số phát biểu đúng khi nói về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật là

Xem đáp án » 17/07/2024 698

Câu 4:

Cấy truyền phôi ở động vật là

Xem đáp án » 14/10/2024 628

Câu 5:

Cho các bước thực hiện sau đây:

(1) Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo.

(2) Chuyển các cây non ra trồng trong bầu đất hoặc vườn ươm.

(3) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non.

(4) Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con.

Trình tự thực hiện nuôi cấy mô tế bào ở thực vật là

Xem đáp án » 14/07/2024 517

Câu 6:

Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây?

Xem đáp án » 12/07/2024 478

Câu 7:

Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần của cây mẹ mà vẫn giữ được các đặc tính di truyền thì cần sử dụng phương pháp nào sau đây?

Xem đáp án » 15/07/2024 468

Câu 8:

Cho các thành tựu sau đây:

(1) Nhân nhanh nhiều giống cây trồng

(2) Tạo ra nhiều giống cây trồng biến đổi gene

(3) Tạo ra cây mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau khác nhau

(4) Bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng

Trong các thành tựu trên, số thành tựu của công nghệ tế bào là

Xem đáp án » 08/07/2024 415

Câu 9:

Nhân bản vô tính ở động vật không đem đến triển vọng nào sau đây?

Xem đáp án » 17/07/2024 415

Câu 10:

Các tế bào toàn năng có khả năng nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 402

Câu 11:

So với phương pháp sinh sản hữu tính, phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có ưu điểm nào sau đây?

Xem đáp án » 16/07/2024 383

Câu 12:

Cho các đặc điểm sau:

(1) Có kiểu gene đồng nhất                                                     

(2) Có kiểu hình hoàn toàn giống nhau

(3) Không thể giao phối với nhau                 

(4) Có kiểu gene thuần chủng

Các cá thể động vật được tạo ra bằng công nghệ cấy truyền phôi có các đặc điểm là

Xem đáp án » 23/07/2024 285

Câu 13:

Nhân tố nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường?

Xem đáp án » 23/07/2024 149

Câu 14:

Công nghệ tế bào là

Xem đáp án » 03/07/2024 130