Câu hỏi:

17/11/2024 279

Từ những năm 1979 đã bắt đầu

A. phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm

B. manh nha công cuộc đổi mới kinh tế xã hội

Đáp án chính xác

C. tham gia nhiều tổ chức trên thế giới

D. phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: B

Từ những năm 1979 đã bắt đầu manh nha công cuộc đổi mới kinh tế xã hội.

→ B đúng 

- A sai vì giai đoạn này đất nước còn gặp nhiều khó khăn do chiến tranh biên giới và khủng hoảng kinh tế. Chỉ sau Đổi Mới 1986, các ngành công nghiệp trọng điểm mới thực sự được chú trọng và phát triển mạnh mẽ.

- C sai vì thời điểm này Việt Nam chịu bao vây cấm vận kinh tế và bị cô lập trên trường quốc tế. Chỉ từ những năm 1990, đặc biệt sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ (1995), Việt Nam mới mở rộng hội nhập quốc tế.

- D sai vì giai đoạn này Việt Nam tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh và khủng hoảng kinh tế. Chỉ từ Đổi Mới (1986), chiến lược phát triển các vùng kinh tế trọng điểm mới được triển khai rõ rệt.

*) Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội

a) Bối cảnh

* Trong nước:

- 30/4/1975 đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.

- Nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

* Quốc tế: Tình hình quốc tế cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỉ XX diễn biến phức tạp -> Kinh tế khủng hoảng kinh tế kéo dài.

b) Diễn biến

- Manh nha: Đổi mới bắt đầu thực hiện từ 1979, đấu tiên là trong một số ngành nông nghiệp, sau đó sang công nghiệp và dịch vụ.

- Khẳng định: Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo ba xu thế:

  • Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.
  • Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Đại hội Đảng lần XIII, năm 2021

c) Thành tựu

Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG CỦA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 1986 - 2017

* Kinh tế:

- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét.

* Xã hội: Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.

TỈ LỆ NGHÈO CỦA CẢ NƯỚC QUA CÁC CUỘC ĐIỀU TRA MỨC SỐNG DÂN CƯ

Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập

Giải Địa lí 12 Bài 1: Việt Nam trên con đường đổi mới và hội nhập

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức nào dưới đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 2,256

Câu 2:

Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta có sự chuyển biến rõ nét được thể hiện

Xem đáp án » 06/12/2024 515

Câu 3:

Ngành đổi mới trước ngành công nghiệp và dịch vụ là

Xem đáp án » 23/07/2024 414

Câu 4:

Mặt hàng nào sau đây không thuộc nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Xem đáp án » 23/07/2024 348

Câu 5:

Công cuộc Đổi mới của nước ta không diễn ra theo xu thế nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 243

Câu 6:

Nước ta có những vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 225

Câu 7:

Công cuộc Đổi mới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và vững chắc là do

Xem đáp án » 23/07/2024 224

Câu 8:

Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ vào năm

Xem đáp án » 23/07/2024 208

Câu 9:

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay là

Xem đáp án » 08/01/2025 203

Câu 10:

Thành tựu nào sau đây của nước ta không phải là thành tựu trực tiếp của công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực?

Xem đáp án » 23/07/2024 197