Câu hỏi:
04/11/2024 99Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?
A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.
C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.
D. Nước có nền kinh tế phát triển nhất.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.
- Thời kỳ gần 20 năm từ năm 1955 đến năm 1973 là thời kỳ mà nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng rất cao.
→ A sai.
- Nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước công nghiệp mới (NICs) từ khoảng những năm 1970 và 1980. Giai đoạn này, các quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Hồng Kông (còn gọi là "Bốn con hổ châu Á") nổi lên mạnh mẽ với nền công nghiệp hiện đại và năng lực sản xuất cao, tạo ra sự cạnh tranh lớn đối với Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hàng điện tử, dệt may, và hàng tiêu dùng.
→ B sai
- Nền kinh tế của Nhật Bản phát triển thịnh vượng trong thập niên 1970 nhưng rồi cũng bộc lộ ra những điểm yếu của nó
→ D sai.
* NHẬT BẢN TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991
1. kinh tế:
- Từ năm 1973, sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với các đợt khủng hoảng, suy thoái ngắn.
- Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, là chủ nợ lớn nhất thế giới.
2. Đối ngoại.
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao, nhấn mạnh đến việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
II. NHẬT BẢN TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000
1. kinh tế.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, song vẫn là 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
2. Văn hóa, Khoa học – kĩ thuật.
- Kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.
- Khoa học – kĩ thuật tiếp tục phát triển ở trình độ cao.
3. Chính trị.
a. Đối nội: tình hình chính trị, xã hội không hoàn toàn ổn định.
b. Đối ngoại:
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ. (Tháng 4/1996, hai nước tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật).
- Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ ngoại giao:
+ Coi trọng quan hệ hợp tác với các nước Tây Âu.
+ Mở rộng quan hệ đối ngoại với các đối tác trên phạm vi toàn cầu.
+ Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á.
- Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một trong ba trụ cột của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ từ thập niên 90 thế kỉ XX là
Câu 2:
Nhìn chung chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 là
Câu 3:
Tháng 3-1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống H. Truman đã công khai nêu
Câu 4:
Biện pháp nào của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 7:
Trong các đời Tổng thống của Mĩ từ Truman đến B. Clinton đều đeo đuổi chính sách đối ngoại nào?
Câu 8:
Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Anh trong những năm 1950 - 1973 là
Câu 9:
Khi Mĩ và Liên Xô điều chỉnh chính sách đối ngoại, quan hệ quốc tế diễn ra
Câu 10:
Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973), kinh tế Nhật Bản
Câu 11:
Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới nhờ yếu tố khách quan nào?
Câu 13:
Định hướng phát triển của khoa học - kỹ thuật Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 14:
Một trong những chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 15:
Chiến lược toàn cầu của Mĩ bị thất bại bởi thắng lợi của cuộc cách mạng nào ở Đông Nam Á?