Câu hỏi:
08/11/2024 145Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ?
A. Pháp.
B. Đức
C. Anh.
D. Liên Xô
Trả lời:
Đáp án đúng là : B
- Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Đức được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ
- Về nước Đức:
+ Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9-1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
+ Tháng 10-1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau.
+ Nước Đức đã trở thành tâm điểm của sự đối đầu giữa hai cực Xô-Mĩ và hai khối Đông-Tây ở châu Âu.
→ B đúng.A,C,D sai.
* MÂU THUẪN ĐÔNG – TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẦU CHIẾN TRANH LẠNH
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển từ liên minh chống phát xít sang thế đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh.
a. Sự kiện khởi đầu chiến tranh lạnh.
- Thông điệp của tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ ngày 12/3/1947. Trong đó, Tổng thống Mĩ khẳng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ và đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.
b. Biểu hiện của sự đối đầu Đông – Tây.
* Đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ.
- Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
- Mỹ: Chủ trương chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, mưu đồ làm bá chủ toàn cầu.
* Đối lập về kinh tế - chính trị giữa các nước Đông Âu - Tây Âu.
- Tháng 6/1947, Mĩ đề ra “Kế hoạch Macsan” nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào một liên minh kinh tế - chính trị nhằm chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Tháng 1/1949, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
⇒ Ở Châu Âu xuất hiện sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa hai khối nước: Tây Âu – tư bản chủ nghĩa và Đông Âu – xã hội chủ nghĩa.
* Đối lập về quân sự giữa các nước Đông Âu – Tây Âu.
- Tháng 4/1949, Mĩ cùng các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, đây là một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.
⇒ Sự ra đời của NATO và khối Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.
⇒ Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
II. SỰ ĐỐI ĐẦU ĐÔNG – TÂY VÀ CÁC CUỘC CHIẾN TRANH CỤC BỘ
- Trong thời kì chiến tranh lạnh, thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở nhiều khu vực: Đông Nam Á, Trung Đông,...
1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp 1945 - 1954.
- Sau chiến tranh thế giới thứ II, thực dân Pháp quay trở lại Đông Dương => nhân dân các nước Đông Dương kiên cường chống Pháp.
- Từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động lớn của cục diện chiến tranh lạnh:
+ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác tích cực ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Đông Dương giành độc lập dân tộc.
+ Mĩ can thiệp sâu và ngày càng dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (7/1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương. Tuy nhiên, theo quyết định của Hội nghị Giơ-ne-vơ, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền ở vĩ tuyến 17.
2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).
- Sau Chiến tranh thế giới thứ II, bán đảo Triều Tiên tạm thời chia làm hai miền Nam – Bắc, theo vĩ tuyến 38:
+ Miền Bắc bán đảo Triều Tiên do quân đội Liên Xô chiếm đóng
+ Miền Nam bán đảo Triều Tiên do quân đội Liên Xô chiếm đóng.
- Năm 1948, 2 nhà nước ra đời trên bán đảo Triều Tiên:
+ Tháng 8/1948, Đại Hàn dân quốc (Nam Triều Tiên).
+ Tháng 9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên).
- 1950 – 1953, cuộc nội chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên:
+ Trung Quốc nỗ lực chi viện cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
+ Mĩ hậu thuẫn cho Đại hàn dân quốc.
- Tháng 7/1953, hiệp định đình chiến giữa hai miền bán đảo Triều Tiên được kí kết.
3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954 – 1975).
- Sau 1954, Mỹ hất cẳng Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
- Việt Nam đã trở thành điểm nóng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm đẩy lùi phong trào GPDT và làm suy yếu phe XHCN.
- Chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe.
- Cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh của Mỹ bị phá sản, Mỹ phải ký Hiệp định Paris (1973), cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam; phải rút quân và cam kết không dính líu về quân sự hoặc can thiệp về chính trị đối với Việt Nam.
- Năm 1975, nhân dân Đông Dương kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 3:
Sự ra đời của hai tổ chức nào đã dánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới?
Câu 4:
Nhận xét nào dưới đây đúng với xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Câu 5:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới do
Câu 7:
Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Câu 8:
Sự kiện nào sau đây biểu thị cho xung đột quân sự của Cuộc chiến tranh lạnh?
Sai lầm và chú ý:
Câu 10:
Đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 11:
Hệ quả lớn nhất của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 12:
Sau Chiến tranh lạnh, sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia được biểu hiện trên phương diện nào dưới đây?
Câu 14:
Để thoát khỏi tình trạng đối đầu căng thẳng giữa hai phe Tư bản Chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, các quốc gia Châu Âu đã
Câu 15:
Việc thực hiện kế hoạch Mácsan đã tác động như thế nào tới cục diện các nước Đông Âu và Tây Âu?