Câu hỏi:
07/12/2024 112Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã làm gì?
A. Thực hiện nhiều cải cách dân chủ.
B. Thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và một phần bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.
C. Bồi thường chiến phí cho các nước đã từng bị phát xít Nhật chiếm đóng.
D. Thực hiện dân chủ hoá nước Nhật, tuy vậy họ vẫn dung túng cho các thế lực quân phiệt Nhật Bản hoạt động.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Giải thích: Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã Thực hiện nhiều cải cách dân chủ.
*Tìm hiểu thêm: "Quá trình dân chủ hóa nước Nhật."
Để thực hiện dân chủ hóa nước Nhật, Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị.
a. Chính trị:
- Loại bỏ chủ nghĩa quân phiệt và bộ máy chiến tranh của Nhật, xét xử tội phạm chiến tranh; giải tán các đảng phái quân phiệt.
- 3/5/1947, ban hành Hiến pháp mới quy định Nhật là nước quân chủ lập hiến (nhưng thực tế làchế độ dân chủ đại nghị tư sản).
- Nhật cam kết từ bỏ việc tiến hành chiến tranh, không dùng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không duy trì quân đội thường trực, chỉ có lực lượng Phòng vệ dân sự bảo đảm an ninh, trật tự trong nước.Không mang quân đội ra nước ngoài.
b. Kinh tế: SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:
- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Dai-bát-xư”.
- Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ được sở hữu không quá 3 hecta ruộng, số còn lại Chính phủ đem bán cho nông dân.
- Dân chủ hóa lao động.
⇒ Ý nghĩa:
- Đem lại bầu không khí dân chủ đối với các tầng lớp nhân dân.
- Là một nhân tố quan trọng góp phần giúp Nhật Bản nhanh chóng khắc phục những khó khăn sau chiến tranh và là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Nhật Bản sau này.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 8: Nhật Bản
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một trong ba trụ cột của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ từ thập niên 90 thế kỉ XX là
Câu 2:
Nhìn chung chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000 là
Câu 3:
Tháng 3-1947, trong diễn văn đọc trước Quốc hội Mĩ, Tổng thống H. Truman đã công khai nêu
Câu 5:
Biện pháp nào của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 7:
Trong các đời Tổng thống của Mĩ từ Truman đến B. Clinton đều đeo đuổi chính sách đối ngoại nào?
Câu 8:
Khi Mĩ và Liên Xô điều chỉnh chính sách đối ngoại, quan hệ quốc tế diễn ra
Câu 9:
Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Anh trong những năm 1950 - 1973 là
Câu 10:
Từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới (1973), kinh tế Nhật Bản
Câu 11:
Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới nhờ yếu tố khách quan nào?
Câu 12:
Định hướng phát triển của khoa học - kỹ thuật Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 14:
Một trong những chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 15:
Chiến lược toàn cầu của Mĩ bị thất bại bởi thắng lợi của cuộc cách mạng nào ở Đông Nam Á?