Câu hỏi:
04/12/2024 150Trong thành phần hóa học của polime nào sau đây không có nguyên tố Nitơ?
A. Tơ nilon-7.
B. Tơ nilon-6.
C. Cao su buna.
D. Tơ nilon-6,6.
Trả lời:
Đáp án đúng là : C
- Trong thành phần hóa học của Cao su buna,không có nguyên tố Nitơ.
Cao su buna thành phần các nguyên tố gồm: C, H, và O.
- Tơ nilon-7 thành phần các nguyên tố gồm: C, H, O và N.
- Tơ nilon-6 thành phần các nguyên tố gồm: C, H, O và N.
- Tơ nilon-6,6 thành phần các nguyên tố gồm: C, H, O và N.
→ C đúng.A,B,D sai.
* Khái niệm
- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
- Ví dụ: Polietilen: (–CH2 – CH2–)n, nilon – 6: -(NH[CH2]5-CO)n-
Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa, n càng lớn phân tử khối của polime càng cao.
- Các phân tử phản ứng với nhau tạo nên polime được gọi là monome.
- Tên của polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli lên trước tên monome. Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì tên đó được đặt trong dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: -(CH2 – CHCl)n-: poli(vinyl clorua)
- Một số polime có tên thông thường, ví dụ: xenlulozơ (C6H10O5)n…
2. Phân loại
- Dựa vào nguồn gốc, polime được phân loại thành:
+ Polime thiên nhiên (polime có sẵn trong thiên nhiên) như cao su, xenlulozơ...
+ Polime tổng hợp như polietilen, nhựa phenol-fomanđehit …
+ Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (polime thiên nhiên được chế biến một phần) như xenlulozơ trinitrat, tơ visco ...
- Các polime tổng hợp lại được phân loại theo cách tổng hợp như:
+ Polime trùng hợp được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp, ví dụ:
(–CH2–CH2–)n và (–CH2–CHCl–)n ...
+ Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng, ví dụ:
(–HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–)n
II. Đặc điểm cấu trúc
Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch không nhánh như amilozơ ...., mạch phân nhánh như amilopectin, glicogen, ... và mạch dạng không gian như cao su lưu hóa, nhựa bakelit ...
Các kiểu mạch polime
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Hoá 12 Bài 13: Đại cương về polime
Mục lục Giải Hóa 12 Bài 13: Đại cương về polime
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhựa rezol (PPF) được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với
Câu 3:
Phân tử khối trung bình của poly(metyl metacrylat) để điều chế thủy tinh hữu cơ là 25.000. Số mắt xích trung bình của loại polime trên là
Câu 6:
Để điều chế cao su buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau:Tính khối lượng etan cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su buna theo sơ đồ trên ?
Câu 7:
Teflon được sản xuất từ clorofom qua các giai đoạn:
Hiệu suất của mỗi giai đoạn là 80%. Để sản xuất 2,5 tấn Teflon cần bao nhiêu tấn clorofom?
Câu 8:
Cho các polime: (1) xenlulozơ triaxetat, (2) poli(hexametylen ađipamit), (3) poliacrilonitrin, (4) poli(etylen terephtalat). Polime thuộc loại poliamit là
Câu 9:
(X) là polime thiên nhiên, có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất. Khi chế hóa (X) tạo được tơ visco, tơ axetat, ....(X) là
Câu 10:
Cho dãy gồm các polime: (1) policaproamit, (2) poli(hexametylen ađipamit), (3) poli(etylen terephtalat), (4) amilozơ.
Số polime trong dãy bị thuỷ phân trong môi trường axit là
Câu 11:
Tiến hành phản ứng trùng ngưng ancol o–hiđroxibenzylic thu được polime dùng để sản xuất chất dẻo nào sau đây?
Câu 12:
Polime(phenol-fomanđehit) ở dạng nhựa novolac có cấu trúc như sau:
Một đoạn mạch polime trên có phân tử khối là 25440u chứa bao nhiêu mắt xích?
Câu 15:
Cho sơ đồ tổng hợp cao su buna-N:
Axetilen Vinyl axetilen Buta-1,3-đien Caosu buna – N
Biết hiệu suất của cả quá trình bằng 80%, từ 56 khí axetilen (đktc) có thể điều chế được bao nhiêu kg cao su buna–N?