Câu hỏi:
22/07/2024 159
Trong điều trị bệnh tả, hãy đưa ra các lí do giải thích tại sao điều trị bằng liệu pháp tiêm kháng sinh có hiệu quả cao hơn so với việc uống thuốc kháng sinh.
Trong điều trị bệnh tả, hãy đưa ra các lí do giải thích tại sao điều trị bằng liệu pháp tiêm kháng sinh có hiệu quả cao hơn so với việc uống thuốc kháng sinh.
Trả lời:
Các lí do giải thích tại sao điều trị bằng liệu pháp tiêm kháng sinh có hiệu quả cao hơn so với việc uống thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh tả:
- Nếu dùng kháng sinh thông qua đường uống, một phần kháng sinh bị ảnh hưởng bởi acid dạ dày và các enzyme dẫn đến mất chức năng, nhiều loại protein kháng sinh có kích thước phân tử lớn nên khó vận chuyển vào tế bào biểu mô ruột và vào máu. Ngoài ra, bệnh tả có triệu chứng ban đầu gồm đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy nên kháng sinh có thể bị nôn ra hoặc không được giữ lại trong cơ thể. Đồng thời, sự tác động của chất độc do vi khuẩn tả tiết ra làm khả năng hấp thụ kháng sinh của các tế bào niêm mạc ruột giảm.
- Khi tiêm trực tiếp vào máu, kháng sinh sẽ được vận chuyển đến hầu hết các cơ quan của cơ thể, trong đó có cả nơi sinh sống của vi khuẩn tả → tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.
Các lí do giải thích tại sao điều trị bằng liệu pháp tiêm kháng sinh có hiệu quả cao hơn so với việc uống thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh tả:
- Nếu dùng kháng sinh thông qua đường uống, một phần kháng sinh bị ảnh hưởng bởi acid dạ dày và các enzyme dẫn đến mất chức năng, nhiều loại protein kháng sinh có kích thước phân tử lớn nên khó vận chuyển vào tế bào biểu mô ruột và vào máu. Ngoài ra, bệnh tả có triệu chứng ban đầu gồm đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy nên kháng sinh có thể bị nôn ra hoặc không được giữ lại trong cơ thể. Đồng thời, sự tác động của chất độc do vi khuẩn tả tiết ra làm khả năng hấp thụ kháng sinh của các tế bào niêm mạc ruột giảm.
- Khi tiêm trực tiếp vào máu, kháng sinh sẽ được vận chuyển đến hầu hết các cơ quan của cơ thể, trong đó có cả nơi sinh sống của vi khuẩn tả → tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một người vừa vô tình giẫm phải kim tiêm bên lề đường khiến anh ta bị chảy máu. Một số biện pháp được đưa ra để xử lí vết thương như sau:
(1) Rửa vết thương nhiều lần bằng xà phòng.
(2) Sát trùng vết thương bằng cồn 70 %.
(3) Khâu hoặc băng kín vết thương.
(4) Sử dụng kháng sinh để ngăn vết thương không bị nhiễm trùng.
a. Trong các biện pháp trên, biện pháp nào không được dùng để xử lí vết thương? Giải thích.
b. Người này có nguy cơ cao bị nhiễm loại virus nào? Có thể dùng phương pháp nào để xác định sự có mặt của loại virus đó?
c. Giả sử kết quả xét nghiệm cho thấy trong cơ thể anh ta có sự xuất hiện của loại virus trên, theo em, người này cần làm những việc gì?
Một người vừa vô tình giẫm phải kim tiêm bên lề đường khiến anh ta bị chảy máu. Một số biện pháp được đưa ra để xử lí vết thương như sau:
(1) Rửa vết thương nhiều lần bằng xà phòng.
(2) Sát trùng vết thương bằng cồn 70 %.
(3) Khâu hoặc băng kín vết thương.
(4) Sử dụng kháng sinh để ngăn vết thương không bị nhiễm trùng.
a. Trong các biện pháp trên, biện pháp nào không được dùng để xử lí vết thương? Giải thích.
b. Người này có nguy cơ cao bị nhiễm loại virus nào? Có thể dùng phương pháp nào để xác định sự có mặt của loại virus đó?
c. Giả sử kết quả xét nghiệm cho thấy trong cơ thể anh ta có sự xuất hiện của loại virus trên, theo em, người này cần làm những việc gì?
Câu 2:
Những phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
a. Tác nhân lây nhiễm qua đường máu thì không thể lây nhiễm qua con đường khác.
b. Tiêm vaccine là một biện pháp phòng chống bệnh rất hiệu quả.
c. Con đường giúp cho tác nhân gây bệnh nhanh nhất là đường tiêu hoá.
d. Chỉ cần có con đường lây nhiễm thích hợp thì các tác nhân có thể gây bệnh dịch ở người.
Những phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
a. Tác nhân lây nhiễm qua đường máu thì không thể lây nhiễm qua con đường khác.
b. Tiêm vaccine là một biện pháp phòng chống bệnh rất hiệu quả.
c. Con đường giúp cho tác nhân gây bệnh nhanh nhất là đường tiêu hoá.
d. Chỉ cần có con đường lây nhiễm thích hợp thì các tác nhân có thể gây bệnh dịch ở người.
Câu 3:
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
“Người nhiễm HIV có nguy cơ ...(1)… cao do mắc các bệnh ...(2)… Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do HIV xâm nhập và làm phá vỡ tế bào ...(3)... dẫn đến làm giảm ...(4)... của cơ thể.
Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
“Người nhiễm HIV có nguy cơ ...(1)… cao do mắc các bệnh ...(2)… Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do HIV xâm nhập và làm phá vỡ tế bào ...(3)... dẫn đến làm giảm ...(4)... của cơ thể.
Câu 4:
“Mặc dù tác nhân gây bệnh truyền nhiễm rất đa dạng nhưng mỗi tác nhân chỉ gây một bệnh truyền nhiễm”. Nhận xét này đúng hay sai? Lấy ví dụ chứng minh.
“Mặc dù tác nhân gây bệnh truyền nhiễm rất đa dạng nhưng mỗi tác nhân chỉ gây một bệnh truyền nhiễm”. Nhận xét này đúng hay sai? Lấy ví dụ chứng minh.
Câu 5:
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Vi khuẩn Vibrio cholerae sống kí sinh ở ruột non người gây bệnh tả. Chúng tiết ra độc tố làm biến đổi tính chất của màng tế bào gây rối loạn cân bằng nước và chất điện giải trong lòng ruột, dẫn đến tiêu chảy ồ ạt (lượng phân có thể lên đến 500 – 1 000 mL/giờ), mất nhiều nước và chất điện giải, bị suy tuần hoàn nhanh chóng và suy thận cấp.
Sau khi một lượng lớn vi khuẩn đi vào trong ống tiêu hoá, phần lớn chúng sẽ bị tiêu diệt ở dạ dày, chỉ một phần nhỏ còn lại định cư ở ruột non. Các enzyme protease và khả năng di động của vi khuẩn giúp chúng chui qua lớp niêm mạc ruột non và tiếp cận với tế bào niêm mạc ruột.
a. Tại sao vi khuẩn tả và độc tố của chúng không gây tổn thương các tế bào niêm mạc ruột nhưng vẫn gây hại cho người bệnh? Tại sao người mắc bệnh tả có thể tử vong?
b. Tại sao một số trường hợp bị nhiễm vi khuẩn tả nhưng lại không mắc bệnh?
c. Một trong các phương pháp để chữa trị kịp thời là cho người mắc bệnh tả uống dung dịch oresol. Hãy giải thích cơ sở khoa học của phương pháp này.
Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Vi khuẩn Vibrio cholerae sống kí sinh ở ruột non người gây bệnh tả. Chúng tiết ra độc tố làm biến đổi tính chất của màng tế bào gây rối loạn cân bằng nước và chất điện giải trong lòng ruột, dẫn đến tiêu chảy ồ ạt (lượng phân có thể lên đến 500 – 1 000 mL/giờ), mất nhiều nước và chất điện giải, bị suy tuần hoàn nhanh chóng và suy thận cấp.
Sau khi một lượng lớn vi khuẩn đi vào trong ống tiêu hoá, phần lớn chúng sẽ bị tiêu diệt ở dạ dày, chỉ một phần nhỏ còn lại định cư ở ruột non. Các enzyme protease và khả năng di động của vi khuẩn giúp chúng chui qua lớp niêm mạc ruột non và tiếp cận với tế bào niêm mạc ruột.
a. Tại sao vi khuẩn tả và độc tố của chúng không gây tổn thương các tế bào niêm mạc ruột nhưng vẫn gây hại cho người bệnh? Tại sao người mắc bệnh tả có thể tử vong?
b. Tại sao một số trường hợp bị nhiễm vi khuẩn tả nhưng lại không mắc bệnh?
c. Một trong các phương pháp để chữa trị kịp thời là cho người mắc bệnh tả uống dung dịch oresol. Hãy giải thích cơ sở khoa học của phương pháp này.
Câu 6:
Nếu em là một nhà sinh học phân tử, bằng hiểu biết của mình, em hãy đề xuất một số phương án để ngăn chặn sự xâm nhiễm và nhân lên của HIV.
Nếu em là một nhà sinh học phân tử, bằng hiểu biết của mình, em hãy đề xuất một số phương án để ngăn chặn sự xâm nhiễm và nhân lên của HIV.
Câu 7:
Hãy kể tên một số ngành nghề có vai trò trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh. Người làm các ngành nghề đó cần thực hiện những biện pháp gì để hạn chế khả năng lây nhiễm mầm bệnh?
Hãy kể tên một số ngành nghề có vai trò trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh. Người làm các ngành nghề đó cần thực hiện những biện pháp gì để hạn chế khả năng lây nhiễm mầm bệnh?