Câu hỏi:
03/04/2025 45Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước (1911 – 1920), nhận thức nào sau đây của Nguyễn Tất Thành có sự khác biệt so với các nhà yêu nước đi trước?
A. Chỉ có đoàn kết mới đánh đuổi được đế quốc, giải phóng dân tộc thoát khỏi áp bức
B. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải đi theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
C. Mâu thuẫn hàng đầu trong xã hội Việt Nam là giữa toàn thể dân tộc với đế quốc Pháp.
D. Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, trước tiên phải trở thành một người yêu nước.
Trả lời:

Đáp án đúng là : B
Nguyễn Tất Thành (sau năm 1920): Sau khi tiếp xúc với chủ nghĩa Mác-Lênin và đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Nguyễn Tất Thành đã khẳng định rằng chỉ có con đường cách mạng vô sản mới có thể giải phóng triệt để dân tộc Việt Nam khỏi ách đô hộ của thực dân và mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Người nhận thức được vai trò lịch sử của giai cấp công nhân và sự cần thiết của một chính đảng vô sản lãnh đạo cách mạng.
=> B đúng
♦ Hoạt động đối ngoại chủ yếu của các nhà yêu nước:
- Phan Bội Châu:
+ 1905-1909:
▪ Sang Nhật Bản, tiếp xúc với một số nhân vật như Lương Khải Siêu, Khuyền Dưỡng Nghị, Đại Ôi,…;
▪ Tìm kiếm sự ủng hộ đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam;
▪ Tổ chức phong trào Đông du;
▪ Tham gia thành lập Đông Á Đồng minh Hội và Điền - Quế - Việt liên minh.
+ 1909-1925
▪ Tiếp xúc với nhiều người yêu nước Trung Quốc;
▪ Thành lập và triển khai các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội, tham gia sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á;
▪ Cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài như Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga,.. nhằm tranh thủ sự giúp đỡ đối với cách mạng Việt Nam.
- Phan Châu Trinh:
+ 1906: Sang Nhật Bản rồi về nước, gửi thư đề nghị Toàn quyền Đông Dương cải cách chế độ cai trị, mở mang kinh tế, giáo dục đối với nhân dân Việt Nam.
+ 1911-1925:
▪ Hoạt động tại Pháp, tiếp xúc với các lực lượng cấp tiến ở Pháp;
▪ Gửi kiến nghị lên Chính phủ Pháp;
▪ Lên án chính sách cai trị của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương: viết báo, diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam.
- Nguyễn Ái Quốc:
+ 1918-1920: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế II, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam.
+ 1921-1930:
▪ Tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc;
▪ Tham gia sáng lập hai tổ chức có tính chất quốc tế là Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.
=> Ý nghĩa: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu kết nối cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đồng thời đặt nền móng cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì hiện đại.
♦ Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương
- Giai đoạn 1930 - 1940: Đảng Cộng sản Đông Dương duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước, thể hiện sự ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ đối với công cuộc giải phóng dân tộc của Việt Nam.
- Giai đoạn 1941 - 1945:
+ Thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương ủng hộ Liên Xô cùng lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít.
+ Từ năm 1942 đến năm 1945, trên cương vị là đại diện của Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đã hai lần sang Trung Quốc để vận động ngoại giao với lực lượng Đồng minh.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong thời cận đại, vì sao Nghệ An sớm có điều kiện tiếp thu những tư tưởng mới?
Câu 2:
Trong giai đoạn từ năm 1960-1969, Hồ Chí Minh đảm nhận cương vị nào sau đây?
Câu 3:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh quốc tế khi Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại trong thời kì Đổi mới?
Câu 4:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh quốc tế khi Việt Nam đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại thời kì Đổi mới?
Câu 5:
Đâu là bài học kinh nghiệm xuyên suốt trong lịch sử đã đem lại thành công cho công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay?
Câu 6:
Điểm giống nhau về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 và 1960-1969 là gì?
Câu 7:
Biểu hiện nào sau đây cho thấy, Nguyễn Tất Thành sớm có tư tưởng yêu nước chống Pháp?
Câu 8:
Những hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1911 đến 1927 có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 9:
Một trong những phẩm chất tốt đẹp của xứ Nghệ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và thể hiện rõ nét trong cuộc đời hoạt động cách mạng là
Câu 10:
Một trong những quốc gia mà trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước từ năm 1911 - 1920 không ghi dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
Câu 11:
Phong trào nào sau đây được Phan Bội Châu tổ chức trong giai đoạn 1905 đến 1917?
Câu 12:
Năm 1908, Phan Bội Châu đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây?
Câu 13:
Những hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong giai đoạn (1942-1945) có tác dụng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Câu 14:
Vì sao năm 1924, Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về Quảng Châu, Trung Quốc?
Câu 15:
Con đường nào sau đây được xem là biểu tượng cho khát vọng độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc Việt Nam?