Câu hỏi:
23/07/2024 1,013Triolein là chất béo chiếm khoảng từ 4-30% trong dầu oliu. Số liên kết π trong một phân tử triolein là
A. 3.
B. 2.
C. 6.
D. 1.
Trả lời:
Triolein là (C17H33COO)3C3H5 có 6 liên kết pi, gồm 3C=C và 3C=O
Chọn C
Triolein là (C17H33COO)3C3H5 có 6 liên kết pi, gồm 3C=C và 3C=O
Chọn C
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ: nhỏ vài giọt dung dịch I2 loãng vào ống nghiệm đựng dung dịch hồ tinh bột 2% và mặt cắt củ khoai lang sống.
Chọn khẳng định đúng?
Câu 2:
Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là C3H4O2. Các chất E, F, X, Z tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:
(1) E + NaOH → X + Y (2) F + NaOH → Z + T
(3) X + HCl → J + NaCl (4) Z + HCl → G + NaCl
Biết: X, Y, Z, T, J, G là các chất hữu cơ trong đó T đa chức và ME < MF < 146. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất J có nhiều trong nọc độc con kiến.
(b) Từ Y có thể điều chế trực tiếp được axit axetic.
(c) Ở nhiệt độ thường, T tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
(d) E và F đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3.
(e) Đun nóng rắn Z với hỗn hợp vôi tôi xút thu được khí etilen.
Số phát biểu đúng là
Câu 3:
Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào chất X tạo thành màu xanh tím. X là
Câu 4:
Cho các hợp chất hữu cơ no, mạch hở sau: X và Y (có cùng số mol) là hai axit cacboxylic đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, Z là ancol ba chức (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 5). Đun 5 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa với hiệu suất 50% được tính theo hai axit X và Y) thu được 3,5 mol hỗn hợp F gồm X, Y, Z và các sản phẩm hữu cơ (chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho a mol F tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,6 mol khí H2.
Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn (a + 0,35) mol F cần vừa đủ 5,925 mol khí O2 thu được CO2 và H2O.
Phần trăm khối lượng của các este trong F gần nhất với
Cho các hợp chất hữu cơ no, mạch hở sau: X và Y (có cùng số mol) là hai axit cacboxylic đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, Z là ancol ba chức (có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn 5). Đun 5 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z với xúc tác H2SO4 đặc (giả sử chỉ xảy ra phản ứng este hóa với hiệu suất 50% được tính theo hai axit X và Y) thu được 3,5 mol hỗn hợp F gồm X, Y, Z và các sản phẩm hữu cơ (chỉ chứa nhóm chức este). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho a mol F tác dụng với Na dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được 0,6 mol khí H2.
Thí nghiệm 2: Đốt cháy hoàn toàn (a + 0,35) mol F cần vừa đủ 5,925 mol khí O2 thu được CO2 và H2O.
Phần trăm khối lượng của các este trong F gần nhất với
Câu 5:
Thủy phân hoàn toàn m gam phenyl axetat cần vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được (m + 7,44) gam muối. Nồng độ dung dịch NaOH đã dùng là
Câu 6:
Cho các phát biểu sau:
(a) Hàm lượng tinh bột trong hạt lúa mì cao hơn trong hạt ngô.
(b) Thêm dầu mỡ khi nấu cà chua để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất trong cà chua của cơ thể.
(c) Dầu mỡ rán lại nhiều lần bị oxi hóa một phần thành anđehit gây độc cho cơ thể.
(d) Trong công nghiệp, cồn có thể được sản xuất từ phế phẩm nông nghiệp như rơm rạ.
(e) Các este có vòng benzen đều độc (chẳng hạn như benzyl axetat) nên không thể dùng trong mỹ phẩm.
Số phát biểu đúng là
Câu 7:
Hỗn hợp E chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác), trong E nguyên tố oxi chiếm 10,9777% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 133,38 gam hỗn hợp các muối C15H31COONa, C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 11,04 gam glixerol. Để đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 11,625 mol O2. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Câu 8:
Số trieste thu được khi đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic (có xúc tác H2SO4) là
Câu 9:
Cho các chất: isoamyl axetat, metyl axetat, etylmetyl oxalat, triolein. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol đơn chức là
Câu 11:
Cho các phát biểu sau:
(a) Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá do các amin gây ra.
(b) Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
(c) Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
(d) Khi để trong không khí, anilin bị chuyển từ không màu thành màu hồng vì bị oxi hóa.
(e) Đưa đũa thuỷ tinh vừa nhúng dung dịch HCl đậm đặc lên sát trên miệng lọ đựng dung dịch trimetylamin đặc thấy có khói trắng.
Số phát biểu đúng là
Câu 12:
Thủy phân hoàn toàn tripanmitin trong dung dịch KOH thu được C15H31COOK và
Câu 13:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai ancol đều có dạng C3H8Ox (hơn kém nhau 16 đvC) và amin X (no, mạch hở, hai chức) cần vừa đủ 1,85 mol O2, thu được N2, H2O và CO2 (biết nH2O - nCO2 = 0,6 mol). Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 1M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối nhỏ nhất trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 14:
Để tráng một số lượng gương soi có diện tích bề mặt 0,35 m2 với độ dày 0,1 μm người ta đun nóng dung dịch chứa 52,45 gam glucozơ với một lượng dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Biết khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm3, hiệu suất phản ứng tráng gương là 70% (tính theo glucozơ). Số lượng gương soi tối đa sản xuất được là
Câu 15:
Thủy tinh hữu cơ có thành phần chính là poli (metyl metacrylat) được sử dụng để làm kính cho các phi cơ và ô tô. Axit và ancol dùng để điều chế ra metyl metacrylat lần lượt là