Câu hỏi:

23/07/2024 126,732

Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta?

A. Vùng biển có diện tích lớn gấp ba lần vùng đất liền.

B. Thềm lục địa nông, mở rộng ở phía Bắc và phía Nam.

C. Độ nông - sâu của thềm lục địa đồng nhất từ Bắc vào Nam.

Đáp án chính xác

D. Thềm lục địa miền Trung hẹp, tiếp giáp với vùng biển sâu.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: C

Đặc điểm không đúng với thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta là độ nông sâu của thềm lục địa đồng nhất từ Bắc vào Nam vì thềm lục địa miền Trung hẹp tiếp giáp với vùng biển sâu.

C đúng

- A sai vì sự phong phú của đời sống hải sâm, các loài sinh vật biển, và nguồn lợi hải sản phong phú là kết quả của sự phát triển của vùng biển này.

- B sai vì điều này tạo điều kiện cho sự sinh sản và phát triển đa dạng của đời sống biển, đồng thời là nguồn tài nguyên hải sản quan trọng đối với nền kinh tế biển của Việt Nam.

- D sai vì điều này ảnh hưởng đến sự phong phú của đời sống biển và khả năng khai thác tài nguyên sinh vật biển, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế biển của Việt Nam.

*) Vùng biển

- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philippin, Malaixia, Brunây, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:

+ Nội thủy: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

+ Lãnh hải: là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.

+ Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.

+ Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu - 200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.

Lý thuyết Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ | Địa Lí lớp 12 (ảnh 1)

Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

Giải Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của lãnh thổ Việt Nam không gây ra hạn chế nào sau đây?

Xem đáp án » 23/07/2024 55,799

Câu 2:

Khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ vì

Xem đáp án » 23/07/2024 39,812

Câu 3:

Vị trí tiếp giáp với biển nên nước ta có

Xem đáp án » 24/09/2024 11,014

Câu 4:

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu kết hợp các loại hình giao thông vận tải nào?

Xem đáp án » 16/07/2024 922

Câu 5:

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của của thiên nhiên nước ta là

Xem đáp án » 15/07/2024 758