Câu hỏi:
23/07/2024 4,804Chăn nuôi gia cầm tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do vùng này có
A. cơ sở hạ tầng đồng bộ.
B. thị trường tiêu thụ lớn.
C. mạng lưới sông, hồ dày đặc.
D. nguồn lao động chất lượng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Chăn nuôi lợn đòi hỏi phải có cơ sở thức ăn đảm bảo và thị trường tiêu thụ lớn Vì vậy quy luật phân bố chăn nuôi gia cầm thường gắn với các đồng bằng (vùng sản xuất lương thực) hoặc đô thị, cho nên chăn nuôi gia cầm tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn của nước ta chủ yếu là do nguồn thức ăn phong phú, thị trường tiêu thụ lớn.
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số cao và các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, có nhu cầu tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm rất lớn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia cầm để đáp ứng nhu cầu thị trường.
B đúng.
- Các yếu tố khác như cơ sở hạ tầng đồng bộ (A), mạng lưới sông, hồ dày đặc (C), và nguồn lao động chất lượng (D) cũng quan trọng, nhưng yếu tố thị trường tiêu thụ lớn là động lực chính và mạnh mẽ nhất thúc đẩy chăn nuôi gia cầm phát triển tập trung ở khu vực này.
* Ngành chăn nuôi tại Việt Nam
SẢN LƯỢNG THỊT CÁC LOẠI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn tấn)
- Tình hình: tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta từng bước tăng vững chắc.
- Xu hướng: ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá, chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp. Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
- Điều kiện phát triển:
+ Thuận lợi: cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
+ Khó khăn: giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao; Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe doạ lan tràn trên diện rộng,…
Chăn nuôi lợn và gia cầm
- Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu. Cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.
- Chăn nuôi gà công nghiệp đã phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh) và ở các địa phương có các cơ sở công nghiệp chế biến thịt.
Lợn được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng, ven các đô thị lớn
Chăn nuôi gia súc ăn cỏ
- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.
- Đàn trâu, đàn bò có xu hướng tăng mạnh. Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,… với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.
Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
Xem thêm một số tài liệu liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết SGK Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Loại cây công nghiệp được trồng chủ yếu trên đất ba dan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ của nước ta là
Câu 2:
Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi của nước ta phát triển là
Câu 3:
Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do vùng này có
Câu 4:
Trong sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng có ưu thế hơn đồng bằng sông Cửu Long về
Câu 5:
Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi ở nước ta?
Câu 6:
Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do
Câu 7:
Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là
Câu 8:
Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn của nước ta chủ yếu là do
Câu 10:
Mục đích chính của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là