Câu hỏi:

23/08/2024 463

Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là

A. trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu.   

B. công nghiệp chế biến còn nhiều hạn chế.

C. khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư thấp.  

D. thị trường tiêu thụ có nhiều biến động.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là:D

- Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển cây công nghiệp ở nước ta hiện nay là thị trường tiêu thụ có nhiều biến động.

Sản phẩm cây công nghiệp lâu năm là mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của nước ta, khi thị trường thế giới nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây công nghiệp lâu năm trong nước. Ví dụ như khi cà phê được giá, người dân đua nhau trồng cà phê, khi được mùa mất giá, giá cà phê thấp, người dân chặt bỏ cà phê; cây lâu năm cần có thời gian sinh trưởng và phát triển dài mới cho sản phẩm tốt vì vậy nếu giá cả bấp bênh sẽ rất ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất cây lâu năm

- Bên cạnh đó việc phát triển cây công nghiệp còn gặp khó khăn trong việc:

+ Sự phân bố lao động không đồng đều dẫn tới tình trạng thiếu lao động ở các vùng có điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm.

+ Công nghiệp chế biến nhìn chung còn lạc hậu.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Ngành trồng trọt

Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp.

a) Sản xuất lương thực

- Vai trò

+ Đảm bảo lương thực cho nhân dân.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

+ Làm nguồn hàng xuất khẩu.

+ Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.

- Điều kiện phát triển

+ Thuận lợi: điều kiện tự nhiên (đất trồng, khí hậu, nguồn nước, địa hình,…) phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái. Điều kiện kinh tế - xã hội (máy móc,  khoa học kĩ thuật,…).

+ Khó khăn: thiên tai, sâu bệnh.

- Tình hình sản xuất, phân bố cây lương thực

+ Diện tích trồng lúa đã tăng mạnh.

+ Cơ cấu mùa vụ thay đổi phù hợp với từng địa phương, từng vụ.

+ Sản lượng: năng suất lúa tăng mạnh.

+ Tình hình xuất khẩu: trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, khoảng 3 - 4 triệu tấn/năm.

+ Phân bố: Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng (là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước).

+ Biện pháp: thâm canh, sử dụng giống mới.

b) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả

 * Thuận lợi

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+ Địa hình: 3/4 diện tích nước ta là đồi núi, phần lớn có độ cao dưới 1000m, có nhiều cao nguyên, đồi thấp.

+ Đất trồng: phong phú và đa dạng như: đất feralit, đất phù sa,…

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao và độ ẩm lớn.

+ Nguồn nước phong phú, dồi dào.

- Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Dân cư và nguồn lao động: đông dân, nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm và tiếp thu nhanh với khoa học kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho trồng và chế biến cây công nghiệp ngày càng được đảm bảo.

+ Nhu cầu của thị trường lớn, thị trường xuất khẩu được mở rộng.

+ Công nghiệp chế biến sau thu hoạch ngày càng hoàn thiện.

+ Đường lối, chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp.

+ Thế mạnh khác: đảm bảo lương thực, nước ta gia nhập WTO,…

* Khó khăn

- Về tự nhiên: Sự thất thường của khí hậu, tai biến thiên nhiên,…

- Về kinh tế - xã hội: cơ sở vật chất, cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ chưa thật ổn định,…

* Thực trạng phát triển các cây công nghiệp và cây ăn quả

Các cây công nghiệp lâu năm

- Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.

- Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung.

- Chè: Trung du và MN Bắc Bộ và Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng), Bắc Trung Bộ.

- Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung, Bắc Trung Bộ, đảo Phú Quốc.

- Điều: Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

- Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung.

Cây công nghiệp hàng năm

Chiếm 35% diện tích phân bố ở đồng bằng, đất phù sa cổ ở trung du: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc lá.

Phân bố cây ăn quả

- Cây ăn quả được phát triển mạnh trong những năm gần đây (chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm và dứa).

- Các vùng cây ăn quả lớn nhất là: ĐBSCL và ĐNB, tỉnh Bắc Giang (TDMNBB).

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Loại cây công nghiệp được trồng chủ yếu trên đất ba dan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ của nước ta là

 

Xem đáp án » 23/07/2024 27,189

Câu 2:

Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi của nước ta phát triển là

Xem đáp án » 23/07/2024 21,765

Câu 3:

Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do vùng này có

Xem đáp án » 22/07/2024 16,943

Câu 4:

Trong sản xuất nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng có ưu thế hơn đồng bằng sông Cửu Long về

Xem đáp án » 31/07/2024 12,753

Câu 5:

Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi ở nước ta?

Xem đáp án » 23/07/2024 7,659

Câu 6:

Đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là do

Xem đáp án » 20/07/2024 5,237

Câu 7:

Chăn nuôi gia cầm tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu là do vùng này có

Xem đáp án » 23/07/2024 4,692

Câu 8:

Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn của nước ta chủ yếu là do

Xem đáp án » 09/08/2024 384

Câu 9:

Xu hướng nổi bật nhất của ngành chăn nuôi nước ta hiện nay là

Xem đáp án » 23/10/2024 341

Câu 10:

Mục đích chính của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là

Xem đáp án » 25/08/2024 302

Câu 11:

Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do

Xem đáp án » 02/11/2024 290