Câu hỏi:
07/10/2024 65Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có số dân đông nhất (năm 2005) là
A. Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR).
B. Liên minh châu Âu (EU).
C. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA).
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có số dân đông nhất (năm 2005) là Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
- Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) là khối tiểu vùng được thành lập vào năm 1991 bởi các quốc gia gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay.
→ A sai.
- Liên minh châu Âu là một tổ chức quốc tế chính trị và kinh tế, được thành lập bởi một số quốc gia châu Âu với mục tiêu tạo ra một liên minh kinh tế và chính trị mạnh mẽ.
→ B sai.
- Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (North American Free Trade Agreement; viết tắt là NAFTA) là Hiệp định Thương mại tự do giữa ba nước Canada, Mỹ và Mexico, kí kết ngày 12/8/1992 và hiệu lực từ ngày 1/1/1994.
→ C sai.
* Liên hợp quốc (UN)
- Liên hợp quốc (viết tắt là UN) ra đời vào ngày 24/10/1945, đến năm 2020 có 193 quốc gia thành viên.
- Trụ sở của UN đặt ở thành phố Niu Y-oóc (Hoa Kỳ).
- Việt Nam là thành viên chính thức của UN từ năm 1977.
- Mục đích của UN là: duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác, làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung.
- Một số hoạt động chính của UN là:
+ Giải quyết và ngăn ngừa xung đột, chống khủng bố.
+ Bảo vệ người tị nạn.
+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
+ Thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và xã hội...
II. Qũy tiền tệ quốc tế (IMF)
- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (viết tắt IMF) được thành lập vào năm 1945.
- Đến năm 2020, tổng số thành viên của IMF là 190 nước.
- Trụ sở chính của IMF đặt ở Oa-sinh-tơn (Hoa Kỳ).
- Việt Nam là thành viên chính thức của IMF từ năm 1976.
- Mục đích của IMF là: thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo.
- Một số hoạt động chính của IMF là:
+ Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán.
+ Hỗ trợ kĩ thuật và giúp đỡ tài chính cho các nước khi có yêu cầu,...
III. Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
- Tổ chức Thương mại Thế giới (viết tắt là WTO) ra đời tại Ma-ra-kết (Ma-rốc) vào năm 1995.
- Năm 2020, WTO có 164 quốc gia thành viên, trụ sở đặt tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Đây là tổ chức thương mại lớn nhất trên thế giới và ngày càng có nhiều thành viên tham gia.
- Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007.
- Mục đích của WTO là:
+ Thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch;
+ Nâng cao mức sống, tạo việc làm cho người dân các nước thành viên;...
- Một số hoạt động chính của WTO là:
+ Thực hiện việc xây dựng và quản lí các hiệp định thương mại của WTO.
+ Tổ chức các diễn đàn đàm phán thương mại.
+ Xử lí các tranh chấp thương mại, giám sát các chính sách thương mại quốc gia.
+ Hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển.
IV. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (viết tắt là APEC) được thành lập vào tháng 11/1989.
- Đến năm 2020, APEC có 21 thành viên.
- Ban Thư kí thường trực APEC đặt trụ sở tại Xin-ga-po.
- Việt Nam là thành viên chính thức của APEC từ năm 1998.
- Mục đích của APEC là:
+ Xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên;
+ Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực.
- Một số hoạt động chính của APEC là:
+ Thúc đẩy mở cửa và hợp tác về kinh tế - thương mại giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
+ Hình thành cơ chế buôn bán mở toàn cầu. APEC là một diễn đàn kinh tế mở, xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 3: Một số tổ chức khu vực và quốc tế
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 2: Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cho biểu đồ:
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
Câu 3:
Cho bảng số liệu:
TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓẠ VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG (THEO GIÁ HIỆN HÀNH) CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐÔNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SỐNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng)
Năm |
2010 |
2013 |
2014 |
2015 |
Đồng bằng sông Hồng |
363,7 |
585.1 |
645.3 |
724.0 |
Đông Nam Bộ |
616.1 |
892.5 |
979.3 |
1070,9 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
302.6 |
479.1 |
545.3 |
595.7 |
(Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng mức bán lẻ hàng hóa
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 - 2015?
Câu 4:
Khó khăn về mặt tài nguyên đối với sự phát triển ngành thủy sản ở nước ta hiện nay là
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị Hà Giang, Quảng Trị, Đồng Xoài, Vị Thanh thuộc loại nào sau đây?
Câu 6:
Nhận định nào sau đây đúng về mặt hạn chế của việc sử dụng lao động ở nước ta hiện nay?
Câu 7:
Hệ thống đường nào ở LB Nga đóng vai trò quan trọng để phát triển vùng Đông Xi- bia giàu có?
Câu 8:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các nhà máy thủy điện Vĩnh Sơn, Đa Nhim, Sông Hinh, Hàm Thuận - Đa Mi, A Vương ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt thuộc về các tỉnh
Câu 9:
Nhận định nào sau đây đúng về hiện trạng tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay?
Câu 10:
Dầu mỏ, khí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều nhất ở vùng
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự phân bố các cây công nghiệp trên thế giới?
Câu 12:
Cho biểu đồ:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ GIÁ TRỊ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2010- 2015
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất khẩu và giá trị
nhập khẩu của Nhật Bản năm 2015 so với năm 2010?
Câu 14:
Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn người)
Năm |
2010 |
2013 |
2014 |
2015 |
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản |
24279,0 |
24399,3 |
24408,7 |
23259,1 |
Công nghiệp và xây dựng |
10277,0 |
11086,0 |
11229,0 |
12018,0 |
Dịch vụ |
14492,5 |
16722,5 |
17106,8 |
17562,9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, Hà Nội, 2017)
Để thể hiện cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo ngành kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 2010 - 2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
Câu 15:
Trong cơ cấu sản lượng điện của nước ta hiện nay, tỉ trọng lớn nhất thuộc về