Câu hỏi:

22/07/2024 207

Tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc" (Tố Hữu) được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh họa.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Mở bài

- Giới thiệu tác giả,tác phẩm

- Tính dân tộc trong thơ

Thân bài

1. Giới thiệu ngắn gọn về vị trí văn học sử của bài thơ và đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: Việt Bắc là 1 đỉnh cao trong sự nghiệp thơ của Tố Hữu. Bài thơ đã kết tinh được tính dân tộc đậm đà - một trong những đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu

2. Tính dân tộc trong bài thơ "Việt Bắc" (Tố Hữu) được biểu hiện ở nội dung và hình thức nghệ thuật.

a. Tính dân tộc biểu hiện trong nội dung

- Đề tài chia tay giàu tính dân tộc: Cuộc chia tay lịch sự của những cán bộ cách mạng miền xuôi và các đồng bào dân tộc được tác giả ví như đôi bạn tình.

- Chủ đề đậm đà tính dân tộc :

   + Dựng lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc chân thực, sống động, nên thơ, gợi cảm (bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người Việt Bắc). Hiện thực sôi động hào hùng của những cuộc kháng chiến (Những đường Việt Bắc của ta, dạo miền ngược, ...thêm trường các khu ...)

   + Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiên của những con người Việt Bắc,với nhân dân,với đất nước. Đó là ân tình cách mạng mà chiều sâu là truyền thống đạo lí thủy chung của dân tộc ... Đây cũng là lẽ sống lớn, tình cảm lớn tập trung trong thơ của Tố Hữu.

b. Tính dân tộc biểu hiện trong các hình thức ngệ thuật

+ Sử dụng thành công thể thơ lục bác vừa cổ điển, vừa dân dã, vừa hiện đại (Mình có nhớ những ngày ... Tân trào hồng thái ...)

+ Vận dụng hiệu quả lời ăn, tiếng nói giản dị của nhân dân trong đời sống và ca dao (Tiêu biểu đại từ ta - mình)

+ Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết (đại từ ta - mình, điệp ngữ mình đi / mình về, các tiểu đối, hệ thống từ láy: tha thiết, bâng khuâng,... )

   Đánh giá: Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà từ nội dung trữ tình tới nghệ thuật tữ tình. Vì thế, bài thơ dễ dàng tạo được tiếng nói đồng ý, đồng tình của người đọc.

Kết bài

- Bạn tự mình nêu cảm nghĩ nhé.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Câu thơ "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" (Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm) có nét tương đồng với những lời ca dao nào? Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ này trong sự đối chiếu, so sánh với những bài ca dao mà anh chị đã liên tưởng.

Xem đáp án » 21/07/2024 312

Câu 2:

Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quan Dũng.

Xem đáp án » 18/07/2024 240

Câu 3:

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ sau:

   Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

   Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

   Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

   Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

   Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

               (Tố Hữu, Việt Bắc)

Xem đáp án » 22/07/2024 200

Câu 4:

Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mc tóc     ....Sông Mã gm lên khúc độc hành.        (Quang Dũng, Tây Tiến)

Xem đáp án » 13/07/2024 162

Câu 5:

Phân tích và so sánh hình tượng đất nước trong đoạn trích Đất nước (trong trường ca Mặt Đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm) và bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Xem đáp án » 13/07/2024 146

Câu 6:

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Xem đáp án » 20/07/2024 120

Câu 7:

Phân tích tâm trạng của tác giả khi nhớ về miền tây Bắc Bộ và những người đồng đội qua đoạn thơ:

Sông Mã xa ri Tây Tiến ơi! 	...Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.          (Quang Dũng, Tây Tiến)

Xem đáp án » 14/07/2024 114

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »