Câu hỏi:
19/07/2024 86Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
- Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl fomat.
- Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai.
- Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai lớp.
(b) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(c) Ở bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
(d) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Trả lời:
Đáp án D
(a) Đúng, tại bước 2 chưa có phản ứng gì xảy ra (do phản ứng cần nhiệt độ), este không tan nên đều phân lớp.
(b) Đúng
(c) Đúng
(d) Đúng, đó là HCOOH và HCOONa.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Lên men rượu m gam tinh bột thu được V lít CO2 (đktc). Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12 gam kết tủa. Biết hiệu suất quá trình lên men là 90%. Giá trị của m là
Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn a gam chất béo X (chứa triglixerit của axit stearic, axit panmitic và các axit béo tự do đó) cần vừa đủ 18,816 lít O2 (đktc). Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá a gam X bằng NaOH vừa đủ thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
Câu 5:
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol NaOH và b mol K2CO3 kết quả thí nghiệm được biểu diễn qua đồ thị sau:
Tỉ lệ a:b là
Câu 6:
Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được triglixerit X. Đun X với dung dịch NaOH dư, thu được muối nào sau đây?
Câu 7:
Hòa tan hoàn toàn 11,0 gam hỗn hợp X gồm Zn và Cu bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 0,12 mol khí H2. Số mol Cu trong 11,0 gam X là
Câu 8:
Các bể đựng nước vôi trong để lâu ngày thường có một lớp màng cứng rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra. Thành phần chính của lớp màng cứng này là
Câu 9:
X và Y là hai cacbohiđrat. X là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt nhưng không ngọt bằng đường mía. Y là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không có mùi vị. Tên gọi của X, Y lần lượt là
Câu 14:
Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ đều tan tốt trong nước.
(b) Thạch cao nung được sử dụng để bó bột trong y học.
(c) Cho bột Al dư vào dung dịch FeCl3, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa AlCl3 và FeCl2.
(d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2 thu được kết tủa.
(e) Các kim loại kiềm khử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường và giải phóng khí hiđro.
Số phát biểu đúng là