Câu hỏi:
19/07/2024 113Tiến hành thí nghiệm sau đây:
Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm (đánh dấu ống 1, ống 2) mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho mỗi ống một mấu kẽm.
Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 1, nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch MgSO4 vào ống 2.
Ta có các kết luận sau:
(1) Sau bước 1, có bọt khí thoát ra cả ở 2 ống nghiệm.
(2) Sau bước 1, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn hóa học.
(3) Có thể thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl loãng.
(4) Sau bước 2, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn điện hóa.
(5) Sau bước 2, lượng khí thoát ra ở ống nghiệm 1 tăng mạnh.
Số kết luận đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Trả lời:
Đáp án A
(1) đúng, vì sau bước 1, trong cả hai ống nghiệm xảy ra phản ứng giữa Zn và dung dịch axit H2SO4.
PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑
(2) đúng, vì Zn tác dụng trực tiếp với axit H2SO4 (bị ăn mòn) → ăn mòn hóa học.
(3) đúng, vì axit HCl loãng và H2SO4 loãng có tính chất hóa học tương tự nhau (bản chất là H+ + Zn).
(4) sai,
- Ở ống nghiệm 1, Zn phản ứng với dung dịch CuSO4 tạo ra Cu bám mẩu kẽm (Zn – Cu) cùng nhúng trong dung dịch chất điện li trong ống nghiệm ® ăn mòn điện hóa.
- Ở ống nghiệm 2, Zn không phản ứng với dung dịch MgSO4 ® không xảy ra ăn mòn điện hóa.
(5) đúng, vì sau khi nhỏ CuSO4 vào ống nghiệm 1 sẽ làm cho lượng khí thoát ra nhiều và nhanh hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng
Câu 3:
Thủy phân hoàn toàn 19,6 gam tripeptit Val-Gly-Ala trong 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
Câu 4:
Kim loại nào sau đây không tồn tại trạng thái rắn ở điều kiện thường?
Câu 5:
Kim loại nào sau đây có phản ứng với cả hai chất HCl và Cl2 cho sản phẩm khác nhau?
Câu 6:
Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Ở điều kiện thường, X là chất rắn vô định hình. Thủy phân X nhờ xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học, lên men Y thu được Z và khí cacbonic. Chất X và Z lần lượt là
Câu 7:
Cho 46,6 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 30,9% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 8,96 lít H2 (đktc). Cho 1,4 lít dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
Câu 8:
Cho 7,36 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là
Câu 11:
Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
Câu 13:
Cho dãy gồm các chất sau: vinyl axetat, metyl fomat, phenyl axetat, tristearin. Số chất trong dãy trên khi bị thủy phân trong dung dịch NaOH dư (t°) tạo ra ancol là
Câu 14:
Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, người ta lắp dụng cụ như hình vẽ sau:
Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là