Câu hỏi:
23/07/2024 56Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl.
(b) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 dư, tạo sản phẩm khử duy nhất là NO.
(c) Sục khí SO2 đến dư vào dung dịch NaOH.
(d) Cho Fe vào dung dịch FeCl3 dư.
(e) Cho hỗn hợp Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1:1) vào H2O dư.
(g) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng (không có khí thoát ra).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Trả lời:
Chọn B.
(a) Hỗn hợp hai muối là FeCl2 và FeCl3.
(b) Muối thu được là Fe(NO3)3.
(c) Muối thu được là NaHSO3.
(d) Hỗn hợp hai muối là FeCl2 và FeCl3 dư.
(e) Vì Cu dư nên thu được 2 muối là CuCl2 và FeCl2.
(g) Hỗn hợp hai muối là Al(NO3)3 và NH4NO3.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi đun nóng nhẹ thu được 4,48 lít khí (đkc) và m gam muối. Giá trị của m là
Câu 3:
Có các nhận xét sau:
(a) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(b) Thành phần chính của bông nõn là xenlulozơ.
(c) Nhỏ dung dịch HNO3 vào dung dịch phenol, xuất hiện kết tủa màu trắng.
(d) Etylamoni nitrat vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với dung dịch HCl.
(e) Có 2 chất trong các chất: but-2-in, phenyl axetilen, o-crezol, axit fomic phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3.
(g) Tơ nilon-6,6; olon; capron; enang đều thuộc loại tơ poliamit.
Số phát biểu đúng là
Câu 4:
Curcumin là thành phần chính của curcuminoid – một chất trong củ nghệ. Cucumin có khả năng làm giảm đau dạ dày, tiêu diệt gốc tự do gây ung thư… Curcumin có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất và phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, O lần lượt là 68,48%; 5,43%; 26,09%. Công thức phân tử của curcumin là
Câu 5:
Cho m gam glucozơ lên men thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc), hiệu suất phản ứng đạt 90%. Giá trị của m là
Câu 7:
Hỗn hợp P gồm ancol A, axit cacboxylic B (đều no, đơn chức, mạch hở) và este C tạo ra từ A và B. Đốt cháy hoàn toàn m gam P cần dùng vừa đủ 0,36 mol O2, sinh ra 0,28 mol CO2. Cho m gam P trên vào 250 ml dung dịch NaOH 0,4M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q còn lại 7,36 gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,96 gam NaOH vào 7,36 gam chất rắn khan trên rồi nung trong bình kín không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam khí. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu 8:
Hai kim loại kiềm thổ X và Y thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hòa tan X, Y vào nước dư, thu được 0,336 lít khí (đktc) và dung dịch Z. Cho HCl dư vào dung dịch Z, thu được 1,515 gam muối. Hai kim loại X, Y là
Câu 9:
Thực hiện thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho một lượng chất béo tristearin vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, đun sôi nhẹ hỗn hợp trong khoảng 30 phút, đồng thời khuấy đều, để nguội hỗn hợp.
Bước 2: Rót thêm 10-15 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp trên, khuấy nhẹ.
Phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 11:
Cho hỗn hợp X chứa hai peptit M và Q đều tạo bởi hai amino axit đều no, chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Tổng số nguyên tử oxi của M và Q là 14. Trong M hoặc Q đều có số liên kết peptit không nhỏ hơn 4. Cứ 0,25 mol X tác dụng hoàn toàn với KOH (đun nóng) thì thấy có 1,65 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 54,525 gam X rồi cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 120,375 gam. Giá trị của m là
Câu 12:
Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thì thu được các chất hữu cơ là
Câu 14:
Cho sơ đồ sau:
Sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất?