Câu hỏi:
12/10/2024 259Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
A. Các nguồn năng lượng mới (năng lượng mặt trời,...).
B. Những công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động,...).
C. “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp (cơ khí hóa, thủy lợi hóa,...).
D. Các phương tiện giao thông vận tải mới (tàu hỏa tốc độ cao, máy bay siêu âm,...).
Trả lời:
Đáp án chính xác là:C
“Cách mạng xanh” trong nông nghiệp (cơ khí hóa, thủy lợi hóa,...),của cách mạng khoa học kĩ thuật đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người
+ "Cách mạng xanh" là một chương trình cải cách nông nghiệp toàn cầu, tập trung vào việc tăng năng suất cây trồng bằng cách áp dụng các công nghệ mới như:
+ Cơ giới hóa: Sử dụng máy móc để thay thế sức lao động thủ công, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.
+ Thủy lợi hóa: Xây dựng hệ thống thủy lợi để cung cấp nước tưới tiêu ổn định cho cây trồng, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt.
+ Lai tạo giống mới: Phát triển các giống cây trồng có năng suất cao, kháng sâu bệnh, thích nghi với điều kiện môi trường khác nhau.
+ Sử dụng phân bón hóa học: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây phát triển nhanh và cho năng suất cao.
- A. Các nguồn năng lượng mới: Các nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời quan trọng cho nhiều lĩnh vực nhưng không trực tiếp giải quyết vấn đề lương thực.
A sai
- B. Những công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động hóa hỗ trợ quản lý sản xuất, nhưng không trực tiếp tăng năng suất nông nghiệp.
B sai
- D. Các phương tiện giao thông vận tải mới: Giúp vận chuyển nông sản nhanh chóng nhưng không giải quyết vấn đề sản xuất.
D sai
Kết luận:
"Cách mạng xanh" là một thành tựu quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, đã đóng góp đáng kể vào việc tăng sản lượng lương thực, đảm bảo an ninh lương thực cho toàn cầu. Nhờ "Cách mạng xanh", nhiều quốc gia đã thoát khỏi tình trạng thiếu đói và có đủ lương thực để nuôi sống dân số.
* Thành tựu tiêu biểu
Lĩnh vực
- Khoa học cơ bản
+ Tháng 3/1997, tạo ra cừu Đô-li bằng phương pháp sinh sản vô tính.
+ Tháng 6/2000, “Bản đồ Gen người” được công bố, đến tháng 4/2003 “bản đồ gen người” mới hoàn chỉnh.
- Công cụ sản xuất
+ Máy tính điện tử; Máy tự động, hệ thống máy tự động; Rôbốt,...
- Nguồn năng lượng mới
+ Phát hiện và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới, như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, nguyên tử,...
+ Năng lượng gió và năng lượng mặt trời
- Sáng chế những vật liệu mới
+ Pô-li-me (chất dẻo); Gốm sứ chịu áp lực cao; Chất bán dẫn,...Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn
- Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp
+ Các phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh.
+ Các biện pháp: cơ khí hóa, điện khí hóa, hóa học hóa,...
+ Cơ giới hóa nông nghiệp
- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
+ Giao thông vận tải: Máy bay siêu âm, tàu hỏa tốc độ cao,...
+ Thông tin liên lạc: cáp sợi thủy tinh quang dẫn,...
+ Tàu hỏa tốc độ cao
- Chinh phục vũ trụ
+ Phóng vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ.
+ Đưa con người lên mặt trăng.
+ Đưa con người bay vòng quanh trái đất,...
2. Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
* Tác động tích cực:
+ Tăng năng suất lao động ⇒ tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.
+ Mức sống và chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao.
+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.
+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
* Tác động tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Chế tạo ra các loại vũ khí hiện đại, có sức công phá và hủy diệt khủng kiếp.
+ Gia tăng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, các loại dịch bệnh mới...
+ Những mối lo từ việc: đạo đức bị băng hoại, an ninh xã hội không ổn định,...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các nước là nhiệm vụ chính của
Câu 2:
I. Gagarin (Liên Xô) là người đầu tiên trên thế giới thực hiện thành công
Câu 3:
Điểm khác biệt có ý nghĩa quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Câu 4:
Sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha, các nước Mĩ Latinh lại rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau” của
Câu 5:
Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
Câu 6:
Nhận định nào không đúng về nguyên nhân Mĩ và Liên Xô kết thúc chiến tranh lạnh?
Câu 7:
Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?
Câu 8:
Quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới vì
Câu 9:
Bốn “con rồng” của kinh tế châu Á từ nửa sau thế kỉ XX đến nay là
Câu 10:
Vấn đề không được đặt ra trước các cường quốc đồng minh để giải quyết tại Hội nghị Ianta là
Câu 11:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, tình hình nổi bật của kinh tế nước Mĩ là
Câu 13:
Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như thế nào?
Câu 14:
Hội nghị I-an-ta đã diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 15:
Cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, thường được gọi là