Câu hỏi:

21/10/2024 155

Tại sao nhóm 5 nước sáng lập ASEAN lại chuyển từ chiến lược kinh tế hướng nội sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?

A. Do chiến lược kinh tế hướng nội có hạn chế 

Đáp án chính xác

B. Do tác động của xu thế toàn cầu hóa 

C. Do muốn tranh thủ sự viện trợ của Mĩ 

D. Do tác động của xu thế liên kết khu vực

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : A

- Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN lại chuyển từ chiến lược kinh tế hướng nội sang chiến lược kinh tế hướng ngoại vì chiến lược kinh tế hướng nội có hạn chế 

Chiến lược kinh tế hướng nội đã bộc lộ những hạn chế trong quá trình thực hiện: thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ; chi phí cao dẫn tới làm ăn thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển; đời sống người lao động còn khó khan, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.

Để khắc phục hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, từ những năm 60 – 70 trở đi, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đã chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại).

→ A đúng.B,C,D sai.

* Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

a. Bối cảnh ra đời.

- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.

- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).

⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.

b. Mục tiêu hoạt động.

- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực.

c. Quá trình phát triển.

* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

* Giai đoạn 1976 – 1991:

- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lính vực kinh tế và chính trị.

- 1884, Bru-nây tham gia ASEAN.

* Giai đoạn 1991 – nay:

- Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức.

- Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cường.

- 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết.

- Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu về tổ chức ASEAN: “Mục tiêu của ASEAN là phát triển ... (1) và... (2) thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.

Xem đáp án » 23/07/2024 244

Câu 2:

Thành tựu quan trọng nhất của tổ chức ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX là

Xem đáp án » 23/07/2024 234

Câu 3:

Đâu là yếu tố quyết định làm bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

Xem đáp án » 19/07/2024 195

Câu 4:

Sau khi giành được độc lập (8-1945), nhân dân Inđônêxia đã phải đấu tranh chống lại sự xâm lược của đế quốc nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 193

Câu 5:

Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa gia nhập ASEAN?

Xem đáp án » 23/07/2024 193

Câu 6:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào từ năm 1955 đến năm 1972 do lực lượng chính trị nào lãnh đạo?

Xem đáp án » 23/07/2024 192

Câu 7:

Trong những năm 1967 - 1975, tổ chức ASEAN

Xem đáp án » 17/07/2024 187

Câu 8:

Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

Xem đáp án » 27/08/2024 184

Câu 9:

Cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp - Mĩ từ năm 1945 - 1975, nhân dân Lào nhận được sự giúp đỡ của quốc gia nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 183

Câu 10:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là

Xem đáp án » 23/07/2024 177

Câu 11:

Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là

Xem đáp án » 23/07/2024 174

Câu 12:

Từ năm 1970 đến năm 1975, nhân dân Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược là do

Xem đáp án » 16/07/2024 173

Câu 13:

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa tổ chức Liên hợp quốc và ASEAN là gì?

Xem đáp án » 23/07/2024 166

Câu 14:

Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại?

Xem đáp án » 23/07/2024 164

Câu 15:

Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?

Xem đáp án » 18/09/2024 160

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »