Câu hỏi:

18/09/2024 172

Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?

A. Chú trọng phát triển ngoại thương, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu. 

B. Cần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa nâng cao khả năng cạnh tranh. 

C. Coi trọng sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài. 

D. Đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm của đất nước và xu thế chung của thế giới.

Đáp án chính xác

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : D

- Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là Đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm của đất nước và xu thế chung của thế giới.

Sau khi giành độc lập, các nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, tuy đạt được một số thành tựu bước đầu những chiến lược này cũng bộc lộ nhiều hạn chế, Buộc các nước này từ những năm 60-70 phải thay đổi chuyển sang chiến lược chiến lược kinh tế hướng ngoại. Sau khi thực hiện chiến lược này, bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước này đã có sự biến đổi to lớn. Như vậy, các nước này đã có sự thay đổi chiến lược phát triển phù hợp với tình hình cụ thể của từng nước và xu thế chung của thế giới. Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.

=> Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần phải đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước và xu thế chung của thế giới.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á.

a. Nhóm năm nước sáng lập ASEAN.

Sau khi giành độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thông qua việc thực hiện lần lượt 2 chiến lược phát triển kinh tế: chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại.

Chiến lược hướng nội

Chiến lược hướng ngoại

Thời gian

Những năm 50 – 60 của thế kỉ XX

Những năm 60 – 70 của thế kỉ XX

Mục tiêu

Nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ

Khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh.

Nội dung

Đẩy mạnh phong trào các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

Thu hút vốn, kĩ thuật của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.

Thành tựu

Đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; phát triển một số ngành công nghiệp chế biến; bước đầu giải quyết được nạn thất nghiệp,…

Tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân lớn hơn nông nghiệp; mậu dịch đối ngoại tăng nhanh,…

Hạn chế

Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ; tệ tham nhũng, quan liêu,…

Phụ thuộc vào vốn, thị trường bên ngoài; đầu tư bất hợp lý,…

 

b. Nhóm các nước Đông Dương.

- Sau khi giành độc lập:phát triển kinh tế tập trung, kế hoạch hóa và đạt một số thành tựu nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn.

- Cuối những năm 1980 – 1990, chuyển dần sang nền kinh tế thị trường.

c. Các nước khác ở Đông Nam Á.

* Bru-nây: Từ giữa những năm 1980, chính phủ tiến hành đa dạng hóa nền kinh tế, để tiết kiệm năng lượng, gia tăng hàng tiêu dùng và xuất khẩu.

* Mianma: Sau 30 năm thực hiện hành chính sách “hướng nội”, nên tốc độ tăng trưởng chậm. Đến 1988, cải cách kinh tế và “mở cửa”, kinh tế có nhiều khởi sắc. Tăng trưởng GDP là 6,2%(2000).

3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

a. Bối cảnh ra đời.

- Thứ nhất: sau khi giành được độc lập, các nước Đông Nam Á bước bào thời kì hòa bình, xây dựng và phát triển đất nước trong hoàn cảnh khó khăn => xuất hiện nhu cầu liên kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển.

-Thứ hai: Đông Nam Á là khu vực địa chính trị quan trọng, các cường quốc (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô,...) luôn tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này => Các nước Đông Nam Á cần thành lập 1 tổ chức liên kết khu vực để hạn chế các ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.

- Thứ ba: tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế hội nhập, liên kết khu vực trên thế giới; thành công của khối thị trường chung châu Âu (EEC).

⇒ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước thành viên: Thái Lan, In-đô-nê-xia, Ma-lai-xia, Xin-ga-po và Phi-lip-pin.

b. Mục tiêu hoạt động.

- Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình, ỏn định khu vực.

c. Quá trình phát triển.

* Giai đoạn 1967 – 1976: ASEAN là một tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

* Giai đoạn 1976 – 1991:

- ASEAN hoạt động khởi sắc từ sau Hội nghị Bali (In-đô-nê-xia) tháng 2/1976, với việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali). Hiệp ức Bali đã xác định những nguyên tắc cơ bản, trong quan hệ giữa các nước:

+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

+ Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau.

+ Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Quan hệ hợp tác giữa các nước được đẩy mạnh trên các lính vực kinh tế và chính trị.

- 1884, Bru-nây tham gia ASEAN.

* Giai đoạn 1991 – nay:

- Quá trình mở rộng thành viên được đẩy mạnh. Đến năm 1999, 10 nước Đông Nam Á đã đứng chung trong một tổ chức.

- Sự kiên kết, hợp tác giữa các nước được tăng cường.

- 2007, Hiến chương ASEAN được kí kết.

- Tháng 12/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27, Cộng đồng ASEAN được thành lập.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thiện đoạn tư liệu về tổ chức ASEAN: “Mục tiêu của ASEAN là phát triển ... (1) và... (2) thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực”.

Xem đáp án » 23/07/2024 250

Câu 2:

Thành tựu quan trọng nhất của tổ chức ASEAN trong thập niên 90 của thế kỉ XX là

Xem đáp án » 23/07/2024 243

Câu 3:

Đâu là yếu tố quyết định làm bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

Xem đáp án » 19/07/2024 200

Câu 4:

Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào từ năm 1955 đến năm 1972 do lực lượng chính trị nào lãnh đạo?

Xem đáp án » 23/07/2024 198

Câu 5:

Sau khi giành được độc lập (8-1945), nhân dân Inđônêxia đã phải đấu tranh chống lại sự xâm lược của đế quốc nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 197

Câu 6:

Hiện nay, quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa gia nhập ASEAN?

Xem đáp án » 23/07/2024 197

Câu 7:

Trong những năm 1967 - 1975, tổ chức ASEAN

Xem đáp án » 17/07/2024 195

Câu 8:

Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?

Xem đáp án » 27/08/2024 193

Câu 9:

Cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp - Mĩ từ năm 1945 - 1975, nhân dân Lào nhận được sự giúp đỡ của quốc gia nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 190

Câu 10:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập là

Xem đáp án » 23/07/2024 181

Câu 11:

Ba quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945) là

Xem đáp án » 23/07/2024 180

Câu 12:

Từ năm 1970 đến năm 1975, nhân dân Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược là do

Xem đáp án » 16/07/2024 177

Câu 13:

Sự khác biệt cơ bản nhất giữa tổ chức Liên hợp quốc và ASEAN là gì?

Xem đáp án » 05/12/2024 172

Câu 14:

Nội dung nào sau đây không phải hạn chế của chiến lược kinh tế hướng ngoại?

Xem đáp án » 23/07/2024 167

Câu 15:

Trong những năm 1954 -1970, Campuchia đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào?

Xem đáp án » 31/08/2024 160

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »