Câu hỏi:
10/08/2024 249Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 vì
A. đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị tháng 10/1930.
B. đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền thực dân và tay sai.
C. đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội.
D. đây là hình thức chính quyền nhà nước giống các Xô viết ở nước Nga.
Trả lời:
Đáp án chính xác là: C
A. đã hoàn thành mục tiêu đề ra trong Luận cương chính trị tháng 10/1930: Luận cương chính trị chỉ là một chương trình hành động chung, việc thực hiện đòi hỏi một quá trình lâu dài. Các Xô Viết chỉ là một bước tiến quan trọng chứ chưa hoàn thành toàn bộ mục tiêu.
→ A sai
B. đây là mốc đánh dấu sự tan rã của bộ máy chính quyền thực dân và tay sai: Việc các Xô Viết bị đàn áp dã man cho thấy bộ máy chính quyền thực dân vẫn còn mạnh và chưa hoàn toàn tan rã.
→ B sai
C. đã giải quyết được vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội:Sự ra đời của các Xô Viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh vào năm 1930 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đây là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 vì nhiều lý do, trong đó lý do chính là:
- Giải quyết vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội: Các Xô Viết đã lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến, thành lập một chính quyền mới do nhân dân làm chủ. Đây là việc làm chưa từng có tiền lệ, chứng tỏ quần chúng nhân dân đã nắm bắt được quyền lực và bắt đầu xây dựng một xã hội mới, công bằng hơn.
- Thực hiện một số chính sách tiến bộ: Các Xô Viết đã ban hành nhiều chính sách tiến bộ như: chia ruộng đất cho nông dân, giảm tô, giảm thuế, xóa nợ, mở trường học... Điều này đã cải thiện đáng kể đời sống của người dân, đặc biệt là nông dân và công nhân.
- Thể hiện sức mạnh của khối liên minh công nông: Sự ra đời của các Xô Viết là kết quả của sự đoàn kết chặt chẽ giữa công nhân và nông dân, chứng tỏ sức mạnh to lớn của khối liên minh công nông.
→ C đúng
D. đây là hình thức chính quyền nhà nước giống các Xô Viết ở nước Nga: Mặc dù có những điểm tương đồng với các Xô Viết ở Nga, nhưng các Xô Viết ở Việt Nam có những đặc điểm riêng, phù hợp với điều kiện lịch sử và xã hội của Việt Nam.
→ D sai
Kết luận:
Sự ra đời của các Xô Viết ở Nghệ Tĩnh là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn, chứng tỏ sự trưởng thành của phong trào cách mạng Việt Nam và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
* Phong trào Cách Mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ -Tĩnh
1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
a. Nguyên nhân bùng nổ.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam: kinh tế khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng; đời sống các tầng lớp nhân dân gặp nhiều khó khăn. => Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
- Chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp khiến cho đời sống chính trị - xã hội ở Việt Nam ăng thẳng => tinh thần cách mạng của nhân dân Việt Nam ngày càng lên cao.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.
⇒ Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là nguyên nhân quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931.
b. Sự phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931
- Tháng 2 đến tháng 4/1930, nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân nổ ra với mục tiêu:
+ Đòi cải thiện đời sông; công nhân đòi tăng lương,giảm giờ làm;nông dân đòi giảm sưu thuế.
+ “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc” “Đả đảo phong kiến”, “thả tù chính trị”.
- Tháng 5/1930, trên cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động.
- Từ tháng 6 đến tháng 8/1930, liên tiếp nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác.
- Sang tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh, tiêu biểu là cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930),... => Hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương tan rã; chính quyền “Xô viết” được thành lập.
2. Xô viết Nghệ - Tĩnh.
a. Sự ra đời của các “Xô viết” ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Từ tháng 9/1930, phong trào đấu tranh dâng cao nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Trước sự phát triển của phong trào cách mạng, hệ thống chính quyền địch ở nhiều địa phương đã tan rã; các cấp ủy Đảng ở nhiều xã, thôn đã lãnh đọa nhân dân đứng lên xây dựng chính quyền.
- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9/1930, ở các xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Diễn Châu,...
- Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931, tại các xã thuộc huyện Nghi Xuân, Hương Khê, Can Lộc.
b. Các chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Về chính trị: thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.
- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (tranh sơn dầu)
- Về kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ các thứ thuế vô lý; chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
- Về văn hóa - xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ; xóa bỏ các tệ nạn xã hội; tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng qua hội họp, mít tinh; tuyên truyền, phổ biến các sách báo cách mạng,...
⇒ Xô Viết Nghệ - Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân.
c. Kết quả của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố lực lượng cách mạng => nhiều cơ quan lãnh đạo của Đảng, cơ sở quần chúng bị phá vỡ, nhiều cán bộ, đảng viên, những người yêu nước bị bắt, bị tù đày.
- Đến giữa năm 1931, phong trào cách mạng trong cả nước tạm thời lắng xuống
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1931
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 – 1933?
Câu 2:
Khẩu hiệu: “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về
Câu 3:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách của của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục?
Câu 4:
Khối liên minh công nông lần đầu tiên được hình thành từ trong phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?
Câu 6:
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh thực hiện một trong những chức năng của chính quyền là
Câu 8:
Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện chính sách gì trên lĩnh vực văn hoá - giáo dục ?
Câu 10:
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 10/1930) được thông qua tại
Câu 11:
Trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, có bao nhiêu công nhân ở Bắc Kì (Việt Nam) bị thất nghiệp ?
Câu 12:
Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là
Câu 13:
Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào?
Câu 14:
Nội dung nào không phản ánh đúng những thủ đoạn thực dân Pháp thực hiện nhằm đàn áp phong trào cách mạng 1930 – 1931 của nhân dân Việt Nam?
Câu 15:
Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, sự kiện lịch sử nào thể hiện tình đoàn kết của giai cấp công nhân Việt Nam với nhân dân lao động thế giới