Câu hỏi:

03/04/2025 16

Sự kiện nào sau đây ghi nhận cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc cho dân tộc Việt Nam đã kết thúc? 

A. Gia nhập tổ chức Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp (1917). 

B. Tham dự Đại hội thành lập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) năm 1919. 

C. Lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản (1920). 

Đáp án chính xác

D. Gửi tới Hội nghị Véc-xai (1919) bản Yêu sách của nhân dân An Nam.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : C

Cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc là một quá trình gian nan và đầy trăn trở. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng, có thể coi là kết thúc giai đoạn tìm kiếm và xác định con đường cứu nước chính là khi Người đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin vào năm 1920.

=> C đúng

 Hoạt động đối ngoại chủ yếu của các nhà yêu nước:

- Phan Bội Châu:

+ 1905-1909:

▪ Sang Nhật Bản, tiếp xúc với một số nhân vật như Lương Khải Siêu, Khuyền Dưỡng Nghị, Đại Ôi,…;

▪ Tìm kiếm sự ủng hộ đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam;

▪ Tổ chức phong trào Đông du;

▪ Tham gia thành lập Đông Á Đồng minh Hội và Điền - Quế - Việt liên minh.

+ 1909-1925

▪ Tiếp xúc với nhiều người yêu nước Trung Quốc;

▪ Thành lập và triển khai các hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội, tham gia sáng lập Hội Chấn Hoa Hưng Á;

▪ Cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài như Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga,.. nhằm tranh thủ sự giúp đỡ đối với cách mạng Việt Nam.

- Phan Châu Trinh:

+ 1906: Sang Nhật Bản rồi về nước, gửi thư đề nghị Toàn quyền Đông Dương cải cách chế độ cai trị, mở mang kinh tế, giáo dục đối với nhân dân Việt Nam.

+ 1911-1925:

▪ Hoạt động tại Pháp, tiếp xúc với các lực lượng cấp tiến ở Pháp;

▪ Gửi kiến nghị lên Chính phủ Pháp;

▪ Lên án chính sách cai trị của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương: viết báo, diễn thuyết để thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam.

- Nguyễn Ái Quốc:

+ 1918-1920: Gia nhập Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế II, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp nhằm tìm kiếm sự ủng hộ đối với cách mạng Việt Nam.

+ 1921-1930:

▪ Tham dự nhiều hoạt động của Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô, Trung Quốc;

▪ Tham gia sáng lập hai tổ chức có tính chất quốc tế là Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông.

=> Ý nghĩa: Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu kết nối cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đồng thời đặt nền móng cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì hiện đại.

 Hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương

- Giai đoạn 1930 - 1940: Đảng Cộng sản Đông Dương duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản, các đảng cộng sản và phong trào vô sản ở các nước, thể hiện sự ủng hộ phong trào cách mạng thế giới, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ đối với công cuộc giải phóng dân tộc của Việt Nam.

- Giai đoạn 1941 - 1945:

+ Thông qua Mặt trận Việt Minh, hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện chủ trương ủng hộ Liên Xô cùng lực lượng Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít.

+ Từ năm 1942 đến năm 1945, trên cương vị là đại diện của Mặt trận Việt Minh, Hồ Chí Minh đã hai lần sang Trung Quốc để vận động ngoại giao với lực lượng Đồng minh.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lịch sử 12 Bài 12 (Cánh diều): Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1975 | Giải Lịch sử 12

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong thời cận đại, vì sao Nghệ An sớm có điều kiện tiếp thu những tư tưởng mới?

Xem đáp án » 08/02/2025 1,122

Câu 2:

Trong giai đoạn từ năm 1960-1969, Hồ Chí Minh đảm nhận cương vị nào sau đây?

Xem đáp án » 16/02/2025 938

Câu 3:

Đâu là bài học kinh nghiệm xuyên suốt trong lịch sử đã đem lại thành công cho công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến nay?

Xem đáp án » 07/02/2025 840

Câu 4:

Những hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1911 đến 1927 có ý nghĩa như thế nào đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Xem đáp án » 07/02/2025 638

Câu 5:

Năm 1908, Phan Bội Châu đã tham gia thành lập tổ chức nào sau đây? 

Xem đáp án » 07/02/2025 591

Câu 6:

Phong trào nào sau đây được Phan Bội Châu tổ chức trong giai đoạn 1905 đến 1917?

Xem đáp án » 07/02/2025 561

Câu 7:

Những hoạt động đối ngoại của Hồ Chí Minh trong giai đoạn (1942-1945) có tác dụng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án » 07/02/2025 529

Câu 8:

Điểm giống nhau về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1945-1954 và 1960-1969 là gì?

Xem đáp án » 08/02/2025 513

Câu 9:

Vì sao năm 1924, Nguyễn Ái Quốc quyết định trở về Quảng Châu, Trung Quốc?

Xem đáp án » 07/02/2025 424

Câu 10:

Biểu hiện nào sau đây cho thấy, Nguyễn Tất Thành sớm có tư tưởng yêu nước chống Pháp?

Xem đáp án » 08/02/2025 409

Câu 11:

Đến năm 2022, Việt Nam đã là thành viên của bao nhiêu tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế?

Xem đáp án » 08/02/2025 404

Câu 12:

Một trong những điểm tương đồng trong các hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Phan Bội Châu là ở

Xem đáp án » 07/02/2025 380

Câu 13:

Một trong những điểm khác trong các hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Phan Châu Trinh là

Xem đáp án » 07/02/2025 364

Câu 14:

Liên minh Việt - Miên - Lào (1951) là

Xem đáp án » 07/02/2025 325

Câu 15:

Nội dung đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2006 đến nay là

Xem đáp án » 07/02/2025 314