Câu hỏi:
23/07/2024 227
Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn chủ yếu do tác động kết hợp của
A. gió mùa Tây Nam, gió mùa Đông Bắc và hai sườn dãy núi Trường Sơn
B. Địa hình núi đồi, cao nguyên và các hướng gió thổi qua biển trong năm
C. Dãy núi Trường Sơn và các loại gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc
D. Các gió hướng tây nam nóng ẩm và địa hình núi, cao nguyên, đồng bằng
Trả lời:
Phương pháp: Liên hệ các hướng gió và đại hình của 2 vùng này (Kiến thức bài 9 – Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa)
Cách giải:
Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn chủ yếu do tác động kết hợp của dãy núi Trường Sơn và các loại gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc.
- Khi Tây Nguyên đón các loại gió hướng tây nam (gió tây nam đầu mùa hạ và gió mùa Tây Nam) đem lại mưa lớn cho vùng này thì Đông Trường Sơn lại là mùa khô (do dãy Trường Sơn chắn hướng gió tây nam)
- Khi Đông Trường Sơn đón các loại gió hướng đông bắc từ biển vào (tín phong bắc bán cầu và gió mùa Đông Bắc) đem lại mưa lớn, chủ yếu vào mùa thu đông, thì Tây Nguyên bước vào mùa khô (do dãy Trường Sơn chắn hướng gió đông bắc)
Chọn C.
Phương pháp: Liên hệ các hướng gió và đại hình của 2 vùng này (Kiến thức bài 9 – Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa)
Cách giải:
Sự đối lập về mùa mưa và mùa khô giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn chủ yếu do tác động kết hợp của dãy núi Trường Sơn và các loại gió hướng tây nam, gió hướng đông bắc.
- Khi Tây Nguyên đón các loại gió hướng tây nam (gió tây nam đầu mùa hạ và gió mùa Tây Nam) đem lại mưa lớn cho vùng này thì Đông Trường Sơn lại là mùa khô (do dãy Trường Sơn chắn hướng gió tây nam)
- Khi Đông Trường Sơn đón các loại gió hướng đông bắc từ biển vào (tín phong bắc bán cầu và gió mùa Đông Bắc) đem lại mưa lớn, chủ yếu vào mùa thu đông, thì Tây Nguyên bước vào mùa khô (do dãy Trường Sơn chắn hướng gió đông bắc)
Chọn C.