Câu hỏi:

22/07/2024 214

So sánh cốt truyện trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai) với cốt truyện trong một văn bản truyện mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

* Nhắc lại các khái niệm về cốt truyện, cốt truyện đơn tuyến, cốt truyện đa tuyến,...

- Khái niệm cốt truyện: là hình thức tổ chức cơ bản nhất trong văn bản; nó bao gồm những giai đoạn phát triển chủ yếu, một hệ thống các sự kiện cụ thể được tổ chức theo những yêu cầu tư tưởng, nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của hình thức năng động của tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm thuộc thể loại tự sự, kịch.

- Khái niệm cốt truyện đơn tuyến: hệ thống sự kiện được tác giả kể lại gọn gàng và thường là đơn giản về số lượng, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một vài nhân vật chính, có khi chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời nhân vật chính. Cốt truyện đơn tuyến thường có dung lượng nhỏ hoặc vừa, cốt truyện đơn tuyến thường tồn tại trong các truyện ngắn hoặc phần lớn các kịch bản văn học. Ví dụ, cốt truyện của Chí Phèo, Một bữa no, Rừng xà nu,…

- Khái niệm cốt truyện đa tuyến: là cốt truyện trình bày một hệ thống sự kiện phức tạp, nhằm tái hiện nhiều bình diện của đời sống ở một thời kì lịch sử, tái hiện những con đường diễn biến phức tạp của nhiều nhân vật, do đó có một dung lượng lớn. Hệ thống sự kiện trong cốt truyện đa tuyến được chia thành nhiều vùng, nhiều tuyến gắn liền với số phận các nhân vật chính của tác phẩm. Ví dụ, cốt truyện của các tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina của L.Tonxtoi.

* Tóm tắt cốt truyện đơn tuyến của truyện ngắn Chí Phèo: Chí Phèo là đứa trẻ bị bỏ rơi, được người dân làng Vũ Đại cưu mang, đến năm 18 tuổi, hắn đi làm thuê cho nhà bá Kiến. Vì vợ bá Kiến thường gọi Chí Phèo vào xoa bóp, bá Kiến ghen, đổ tội rồi bắt Chí Phèo đi tù. Bi kịch của Chí Phèo bắt đầu từ đây. Hắn ra tù, trở về làng với một con người hoàn toàn khác và trở thành con quỷ của làng Vũ Đại. Hắn đến nhà bá Kiến ăn vạ với kẻ đã cho hắn vào tù. Bá Kiến xoa dịu hắn và biến hắn trở thành tay sai cho mình. Chí Phèo gặp gỡ và yêu thị Nở, con đường hoàn lương của hắn mở ra. Nhưng rồi vì bà cô can ngăn, thị Nở đòi chia tay hắn, đồng nghĩa với việc dập tắt hy vọng trong Chí Phèo. Chẳng còn ai trên đời này quan tâm đến mình, hắn muốn đến tìm kẻ đầu sỏ của mọi chuyện là bá Kiến. Hắn giết bá Kiến và cũng tự kết liễu đời mình. Thị Nở thấy vậy liền nghĩ về cái lò gạch – nơi Chí Phèo được người ta tìm thấy mang về nuôi.

- Tóm tắt cốt truyện đa tuyến của tiểu thuyết Số đỏ: Xuân Tóc Đỏ vốn là một đứa trẻ mồ côi, kiếm sống bằng nhiều nghề ở Hà Nội. Một lần, Xuân bị cảnh sát bắt giam do nhìn trộm một bà đầm thay đồ nhưng đã được bà phó Đoan - một me Tây cứu, rồi giới thiệu đến làm việc ở hiệu may Âu hoá. Kể từ đó, Xuân bắt đầu tham gia vào “việc cải cách xã hội”. Hắn được vinh danh là “sinh viên trường thuốc”, “đốc tờ Xuân” nhờ thuộc lòng những bài quảng cáo thuốc lậu. Xuân Tóc Đỏ được nhiều người trong xã hội thượng lưu biết đến. Hắn còn khiến cho cô Tuyết là con cụ cố Hồng say mê. Xuân còn được bà Phó Đoan nhờ dạy dỗ cho cậu Phước - con trai của bà và lại được nhà sư Tăng Phú mời làm “cố vấn cho báo Gõ Mõ”. Vô tình gây ra cái chết cho cụ cố tổ - bố của cụ cố Hồng. Cái chết được nhiều người trong gia đình mong đợi từ lâu. Xuân được gia đình cụ cố Hồng ghi ơn. Văn Minh đã dẫn Xuân đi đăng kí tranh giải quần vợt, nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kì. Hắn đã khiến cho hai cầu thủ bị bắt. Không có cầu thủ chính, Xuân được dịp thi tài với quán quân Xiêm trước sự chứng kiến của nhiều người. Để giữ mối hoà hảo với nước láng giềng, Xuân Tóc Đỏ được lệnh phải thua. Sau khi trận đấu kết thúc, Xuân đã diễn thuyết cho dân chúng hiểu về “sự hi sinh vì Tổ quốc” của mình. Xuân Tóc Đỏ bỗng nhiên trở thành “bậc vĩ nhân”, thành “anh hùng cứu quốc”. Hắn được tặng Bắc Đẩu bội tinh, được mời vào Hội Khai trí tiến đức, và làm con rể của cụ cố Hồng.

* So sánh cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến:

Các yếu tố

Cốt truyện đơn tuyến

Cốt truyện đa tuyến

Sự kiện

Gắn gọn, đơn giản tập trung vào nhân vật chính

Phức tạp, tái hiện nhiều bình diện trong cuộc sống ở một thời kỳ lịch sử

Dung lượng

Nhỏ và vừa

Lớn

Cách thức

Tồn tại trong các truyện ngắn, truyện vừa hoặc phần lớn các kịch bản văn học

Tồn tại trong các tiểu thuyết lớn, truyện dài

* So sánh cốt truyện Hoàng Lê nhất thống chí với truyện Xe đêm - Đặng Chương Ngạn

- Đều có cốt truyện đa tuyến.

- Đều lồng ghép các câu chuyện với nhau khi nhân vật đang nói chuyện hay kể về một sự vật sự việc khác nhau.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho đoạn văn sau:

Người mẹ tra nước mắt vì vui sướng. Nhưng lòng người mẹ thổn thức. Người mẹ không nói nên lời. Phu nhân chỉ thấy loa loa một lá cờ đỏ. Và phụ nhân cổ chạy theo bà con để đến gần là cờ mà xem cho rõ. Nhưng là cờ đã rẽ đi đường khác. Người mẹ chạy đến đứt hơi mà không sao đuổi kịp được lá cờ. Mệt quá, người mẹ ngồi bệt xuống bờ đê.

(Nguyễn Huy Tưởng, Lá cờ thêu sáu chữ vàng)

a. Xác định câu khẳng định, câu phủ định được dùng trong đoạn văn trên.

Xem đáp án » 22/07/2024 299

Câu 2:

b. Nêu tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên.

Xem đáp án » 22/07/2024 294

Câu 3:

c. Nếu một số đặc điểm của nhân vật Hoài Văn Hầu được thể hiện trong văn bản.

Xem đáp án » 22/07/2024 279

Câu 4:

b. Xác định chủ đề của văn bản và cho biết việc kể theo tuyển nhân vật như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.

Xem đáp án » 16/07/2024 174

Câu 5:

Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai) là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy. 

Xem đáp án » 16/07/2024 153

Câu 6:

Dựa vào dàn ý đã lập ở câu 1, viết ít nhất hai đoạn văn (hai đoạn cho phần thân bài hoặc một đoạn mở bài, một đoạn thân bài).

Xem đáp án » 22/07/2024 138

Câu 7:

đ. Nêu một số ví dụ về lời kể và lời miêu tả của người kể chuyện trong văn bản. Chỉ ra tác dụng của sự kết hợp giữa lời kể và lời miêu tả trong văn bản.

Xem đáp án » 17/07/2024 136

Câu 8:

Câu hỏi (trang 60 SBT Ngữ Văn 8 – Chân trời sáng tạo): Nhận dạy học đọc hiểu một số văn bản truyện lịch sử, cô giáo bộ môn dự kiến dành thời gian cho các nhóm tìm hiểu, thảo luận về sức hấp dẫn của thể loại văn học này. Trong tiết học đó, vì lí do chính đáng, một số bạn trong nhóm học tập của em sẽ không tham dự được. Em hãy nghe, nắm bắt nội dung chính đã trao đổi, thảo luận và trình bày lại nội dung đó cho các bạn trong nhóm mình.

Xem đáp án » 18/07/2024 134

Câu 9:

So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đảm kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh trong văn bản trích Hoàng Lê nhất thống chí (Ngữ văn 8, tập hai). Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Xem đáp án » 22/07/2024 132

Câu 10:

Dùng danh từ “Hoài Văn Hầu” hoặc “Toa Đô” để đặt câu dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định.

Xem đáp án » 20/07/2024 132

Câu 11:

Cho câu sau:

Hoài đọc truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng".

Hãy thêm bớt từ ngữ cho câu trên để tạo thành câu hỏi, câu cảm, câu khiến.

Xem đáp án » 16/07/2024 125

Câu 12:

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Đề bài: Viết bài văn kể lại một chuyến đi bổ ích (ví dụ: chuyến tham quan thắng cảnh hay di tích lịch sử, chuyến đi tìm hiểu thực tế địa phương hay về thăm ông bà, người thân;... bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó)

Xem đáp án » 22/07/2024 122

Câu 13:

Tìm các câu kế, câu hỏi, câu cảm, câu khiến được dùng trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng (trích Chương XVIII); chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết các kiểu câu đó.

Xem đáp án » 17/07/2024 116

Câu 14:

b. Nhận xét về tỉ lệ mỗi kiểu câu được sử dụng trong cuộc thoại và giải thích tác dụng của cách sử dụng lời thoại như vậy.

Xem đáp án » 22/07/2024 114

Câu 15:

d. Hoàn thành nội dung bảng sau (làm vào vở)

Lời văn

Ví dụ

Lời của người kể chuyện

 

Lời của nhân vật

 

Từ bảng trên, chỉ ra tác dụng của sự kết hợp giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản.

Xem đáp án » 22/07/2024 110