Câu hỏi:
22/12/2024 346Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã chọn địa điểm nào làm kinh đô cho nhà nước độc lập?
A. Hoa Lư.
B. Phong Châu.
C. Đại La.
D. Cổ Loa.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Đây là kinh đô của các triều đại Đinh, Tiền Lê và đầu thời Lý, sau thời kỳ của Ngô Quyền.
=> A sai
Đây là một vùng đất cổ của người Việt, nhưng không phải là kinh đô của các triều đại phong kiến Việt Nam.
=> B sai
Đây là tên gọi cũ của Hà Nội, trở thành kinh đô vào thời Lý Thái Tổ.
=> C sai
Sau khi đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa (thuộc Đông anh, Hà Nội) làm kinh đô.
=> D đúng
Tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê
* Tổ chức chính quyền nhà Đinh
- Duy trì như thời nhà Ngô.
- Năm 971, Đinh Tiên Hoàng có quy định cụ thể các cấp bậc văn võ và tăng đạo.
* Sự thành lập nhà Lê:
- Hoàn cảnh:
+ Cuối năm 979, Đinh Bộ Lĩnh bị ám hại, nội bộ triều đình rối loạn. Lê Hoàn được cử làm phụ chính.
+ Nhà Tống âm mưu xâm lược.
=> Trước nguy cơ xâm lược Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến, lập nên nhà Lê sử cũ gọi là Tiền Lê.
- Tổ chức bộ máy nhà nước:
+ Bộ máy nhà nước từ trung đến địa phương được hoàn thiện, củng cố.
+ Năm 1002, Lê Đại hành đã đổi 10 đạo thành lộ phủ, châu
4. Đời sống xã hội và văn hóa
- Xã hội tồn tại hai giai cấp chủ yếu là: giai cấp thống trị, giai cấp bị trị
+ Giai cấp thống trị gồm: vua, quan, địa chủ, quý tộc, một bộ phận nhà sư, đạo sĩ
+ Giai cấp bị trị gồm: nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì.
- Văn hóa
+ Giáo dục chưa phát triển.
+ Nho giáo bắt đầu xâm nhập, chưa có nhiều ảnh hưởng trong xã hội.
+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi.
+ Văn hóa dân gian như: ca hát, nhảy múa, đua thuyền, đánh vật,... phát triển.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong cuộc kháng chiến chống Tỗng (981), quân dân Tiền Lê đã học tập kế sách đánh giặc nào của Ngô Quyền?
Câu 2:
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau?
“Vua nào thuở bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?”
Câu 3:
Việc xưng vương của Ngô Quyền và những chính sách của nhà Ngô đã mở ra thời kì
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền?
Câu 5:
Kế sách cắm cọc trên sông Bạch Đằng của Lê Hoàn được kế thừa, vận dụng từ cuộc đấu tranh nào trong lịch sử dân tộc?
Câu 7:
Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?
Câu 9:
Quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt nào ở Việt Nam gắn liền với sự nghiệp của các nhân vật lịch sử thời Đinh, Tiền Lê và khởi đầu nhà Lý?
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê?
Câu 11:
Tôn giáo nào được truyền bá rộng rãi ở nước ta dưới thời Ngô - Đinh – Tiền Lê?
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê?
Câu 13:
Sau khi thống nhất các sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân suy tôn là