Câu hỏi:

14/10/2024 184

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng lảm bá chủ thế giới.

Đáp án chính xác

B. Dung dưỡng một số nước.

C. Bắt tay với Trung Quốc.

D. Hòa bình hợp tác với các nước trên thế giới.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại, Mỹ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng lảm bá chủ thế giới.

A đúng 

- B sai vì Mỹ chủ yếu thực hiện chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và bảo vệ lợi ích toàn cầu, thay vì dung dưỡng các quốc gia một cách thụ động.

- C sai vì thời điểm đó Mỹ tập trung vào việc kiềm chế chủ nghĩa cộng sản, bao gồm cả Trung Quốc, và chỉ cải thiện quan hệ với Trung Quốc vào những năm 1970.

- D sai vì Mỹ tập trung vào chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và thiết lập ảnh hưởng toàn cầu thông qua cạnh tranh và đối đầu, đặc biệt trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh với Liên Xô. Mỹ đã đưa ra chiến lược ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, một phần quan trọng của chiến lược toàn cầu, thông qua Học thuyết Truman và chính sách "containment". Chính sách này nhằm bảo vệ các quốc gia tự do khỏi sự mở rộng của Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản.

Mỹ đã tham gia tích cực vào việc thành lập các liên minh quân sự và chính trị như NATO (1949) để củng cố vị thế của mình và bảo vệ các đồng minh phương Tây. Ngoài ra, Mỹ cũng can thiệp vào nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm châu Á, Trung Đông, và Mỹ Latinh, thông qua viện trợ kinh tế (như Kế hoạch Marshall) và quân sự, nhằm duy trì ảnh hưởng toàn cầu.

Tham vọng bá chủ của Mỹ còn thể hiện qua việc thiết lập hệ thống tài chính quốc tế, với các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, trong đó Mỹ giữ vai trò chủ đạo nhằm định hình kinh tế toàn cầu theo mô hình thị trường tự do. Chiến lược này giúp Mỹ duy trì sức mạnh toàn cầu trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh và thậm chí sau đó.

* NƯỚC MĨ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1973.

1. kinh tế :

a. Sự phát triển của nền kinh tế Mĩ.

- Sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh:

+ Công nghiệp chiếm hơn ½ tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới.

+ 1948, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại.

+ Mĩ nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới, chiếm 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới…

⇒ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.

b. Nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển:

1 - Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.

2 - Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.

3 - Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…

4 – Các tổ hợp công nghiệp – quân sự, tập đoàn tư bản của Mĩ có sức sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

5 - Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

2. Khoa học kỹ thuật:

- Mĩ là nước khởi đầu và đạt nhiều thành tựu cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật hiện đại: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới; vật liệu mới; năng lượng mới; sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

3. Chính trị - xã hội.

a. Chính sách đối nội:

- Chính phủ Mĩ thi hành các chính sách nhằm: cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước; duy trì và bảo vệ chế độ tư bản; ngăn chặn, đán áp phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng tiến bộ,...

- Tuy nhiền, tình hình chính trị - xã hội của Mĩ không hoàn toàn ổn định, trong lòng xã hội chứa đựng nhiều mâu thuẫn, các phong trào đấu tranh của nhân dân lao động diễn ra sôi nổi,...

b. Chính sách đối ngoại:

- Triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

- Chiến lược toàn cầu được cụ thể hóa qua những học thuyết khác nhau, ví dụ: học thuyết Truman, học thuyết Rigan,...

- Mục tiêu của Chiến lược toàn cầu”:

+ Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội.

+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

+ Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.

- Thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đã:

+ Khởi xướng cuộc “chiến tranh lạnh”.

+ Trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, lật đổ ... trên thế giới ( ví dụ: ở Việt Nam, Cu Ba, Trung Đông…).

+ Thực hiện chiến lược hòa hoãn với các nước lớn để chống lại phong trào cách mạng thế giới.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 6: Nước Mĩ

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm các văn kiện nào?

Xem đáp án » 16/08/2024 335

Câu 2:

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX và khởi đầu từ nước

Xem đáp án » 23/07/2024 334

Câu 3:

Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp

Xem đáp án » 18/07/2024 275

Câu 4:

Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929?

Xem đáp án » 22/07/2024 265

Câu 5:

Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?

Xem đáp án » 21/07/2024 233

Câu 6:

Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

Xem đáp án » 22/07/2024 222

Câu 7:

Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941?

Xem đáp án » 09/09/2024 218

Câu 8:

“Cách mạng xanh” là thuật ngữ dùng để chỉ

Xem đáp án » 23/07/2024 216

Câu 9:

Những nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945 là

Xem đáp án » 22/07/2024 215

Câu 10:

Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nào của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX?

Xem đáp án » 21/07/2024 214

Câu 11:

Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì?

Xem đáp án » 17/07/2024 213

Câu 12:

Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào được tìm ra trong các dạng vật liệu dưới đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 213

Câu 13:

Nguyên nhân cơ bản nào giúp kinh tế Tây Âu phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

Xem đáp án » 23/07/2024 212

Câu 14:

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 205

Câu 15:

Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thất bại ở Việt Nam vì

Xem đáp án » 21/07/2024 202

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »