Câu hỏi:

16/12/2024 246

Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là gì?

A. Sử dụng chưa có hiệu quả các nguồn vốn vay nợ.

B. Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.

Đáp án chính xác

C. Sự chênh lệch về trình độ khi tham gia hội nhập.

D. Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : B

- Thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới.

- Một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa là sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế khiến cho nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng. Bên cạnh đó, xu thế chung của thế giới sau Chiến tranh lạnh là lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm đã làm cho mối quan hệ quốc tế trên lĩnh vực kinh tế ngày càng sôi động.

- Trong quá trình mở cửa, hội nhập để phát triển, thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế. Cụ thể: do kinh tế Việt Nam xuất phát điểm là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lại trải qua thời kì dài bị chiến tranh tàn phá. Trong điều kiện hòa bình và xây dựng đất nước, Việt Nam vừa phải hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đây là thách thức lớn nhất đối với Việt Nam. Đòi hỏi phải có đường lối, chính sách phát triển phù hợp để vượt qua thách thức và tiếp tục phát triển.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Mở rộng:

 XU THẾ TOÀN CẦU HÓA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

1. Thời gian: từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

2. Bản chất: toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

3. Biểu hiện:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

+ Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến cuối thập kỉ 90, giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng 12 lần.

+ Nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, tính quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới tăng.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

+ khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng sản phẩm thế giới và giá trị trao đổi của những công ti này tương đương ¾ giá trị thương mại toàn cầu.

- Sự sát nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti khoa học - kĩ thuật.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

+ Ví dụ: Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Liên minh châu Âu (EU),...

⇒ Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thưc tế không thể đảo ngược được.

4. Tác động của xu thế toàn cầu hóa

* Tác động tích cực:

- Thúc đẩy rất mạnh, rất nhanh sự phát triển và xã hội của lực lượng sản xuất.

- Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

* Tác động tiêu cực:

- Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu –nghèo trong từng nước và giữa các nước.

- Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn (từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị).

- Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia v.v..

5. Thời cơ và thách thức của các dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa

a. Thời cơ:

- Chiếm lĩnh thị trường.

- Có điều kiện tiếp thu các thành tựu khoa học – công nghệ.

- Tranh thủ được nguồn vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí,...

b. Thách thức:

- Nguy cơ mất độc lập, chủ quyền.

- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trườn thế giới.

- Vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay nợ.

- Vấn đề bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc,...

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Mục lục Giải Tập bản đồ Lịch sử 12 Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX và khởi đầu từ nước

Xem đáp án » 23/07/2024 352

Câu 2:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm các văn kiện nào?

Xem đáp án » 16/08/2024 348

Câu 3:

Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của phong trào công nhân trong giai đoạn 1926 - 1929?

Xem đáp án » 22/07/2024 324

Câu 4:

Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, Liên Xô là cường quốc công nghiệp

Xem đáp án » 18/07/2024 295

Câu 5:

Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?

Xem đáp án » 21/07/2024 248

Câu 6:

Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt

Xem đáp án » 22/07/2024 240

Câu 7:

Những nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945 là

Xem đáp án » 22/07/2024 235

Câu 8:

Trong cuộc cách mạng khoa học hiện đại, vật liệu mới nào được tìm ra trong các dạng vật liệu dưới đây?

Xem đáp án » 22/07/2024 230

Câu 9:

Nội dung nào sau đây không thuộc Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941?

Xem đáp án » 09/09/2024 230

Câu 10:

“Cách mạng xanh” là thuật ngữ dùng để chỉ

Xem đáp án » 23/07/2024 229

Câu 11:

Nguyên nhân cơ bản nào giúp kinh tế Tây Âu phát triển sau chiến tranh thế giới thứ 2 là

Xem đáp án » 23/07/2024 229

Câu 12:

Ba trung tâm kinh tế tài chính lớn nào của thế giới hình thành vào thập niên 70 của thế kỉ XX?

Xem đáp án » 21/07/2024 227

Câu 13:

Điểm khác nhau cơ bản của khoa học với kĩ thuật là gì?

Xem đáp án » 18/07/2024 223

Câu 14:

Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 216

Câu 15:

Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản thất bại ở Việt Nam vì

Xem đáp án » 21/07/2024 216

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »