Câu hỏi:
20/11/2024 7,880
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Polietilen.
B. Poli(vinyl clorua)
C. Polibutađien.
D. Xenlulozơ.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Polime xenlulozơ,thuộc loại polime thiên nhiên.
- Polime thiên nhiên: là những loại polime có sẵn ở ngoài tự nhiên. (ví dụ: bông, tơ tằm,…) Polime nhân tạo (hay còn gọi là bán tổng hợp): những loại này được chế hóa từ các polime tự nhiên. (ví dụ: từ xenlulozơ tổng hợp cao su lưu hóa để làm lốp xe; ngoài ra còn tổng hợp ra tơ visco, tơ axetat)
- Polime thiên nhiên gồm xenlulozơ, tơ tằm, cao su thiên nhiên…
→ D đúng.A,B,C sai.
* Khái niệm, phân loại
1. Khái niệm
- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
- Ví dụ: Polietilen: (–CH2 – CH2–)n, nilon – 6: -(NH[CH2]5-CO)n-
Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa, n càng lớn phân tử khối của polime càng cao.
- Các phân tử phản ứng với nhau tạo nên polime được gọi là monome.
- Tên của polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli lên trước tên monome. Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì tên đó được đặt trong dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: -(CH2 – CHCl)n-: poli(vinyl clorua)
- Một số polime có tên thông thường, ví dụ: xenlulozơ (C6H10O5)n…
2. Phân loại
- Dựa vào nguồn gốc, polime được phân loại thành:
+ Polime thiên nhiên (polime có sẵn trong thiên nhiên) như cao su, xenlulozơ...
+ Polime tổng hợp như polietilen, nhựa phenol-fomanđehit …
+ Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (polime thiên nhiên được chế biến một phần) như xenlulozơ trinitrat, tơ visco ...
- Các polime tổng hợp lại được phân loại theo cách tổng hợp như:
+ Polime trùng hợp được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp, ví dụ:
(–CH2–CH2–)n và (–CH2–CHCl–)n ...
+ Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng, ví dụ:
(–HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–)n
II. Đặc điểm cấu trúc
Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch không nhánh như amilozơ ...., mạch phân nhánh như amilopectin, glicogen, ... và mạch dạng không gian như cao su lưu hóa, nhựa bakelit ...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Đáp án đúng là : D
- Polime xenlulozơ,thuộc loại polime thiên nhiên.
- Polime thiên nhiên: là những loại polime có sẵn ở ngoài tự nhiên. (ví dụ: bông, tơ tằm,…) Polime nhân tạo (hay còn gọi là bán tổng hợp): những loại này được chế hóa từ các polime tự nhiên. (ví dụ: từ xenlulozơ tổng hợp cao su lưu hóa để làm lốp xe; ngoài ra còn tổng hợp ra tơ visco, tơ axetat)
- Polime thiên nhiên gồm xenlulozơ, tơ tằm, cao su thiên nhiên…
→ D đúng.A,B,C sai.
* Khái niệm, phân loại
1. Khái niệm
- Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.
- Ví dụ: Polietilen: (–CH2 – CH2–)n, nilon – 6: -(NH[CH2]5-CO)n-
Hệ số n được gọi là hệ số polime hóa hay độ polime hóa, n càng lớn phân tử khối của polime càng cao.
- Các phân tử phản ứng với nhau tạo nên polime được gọi là monome.
- Tên của polime được cấu tạo bằng cách ghép từ poli lên trước tên monome. Nếu tên của monome gồm 2 cụm từ trở lên thì tên đó được đặt trong dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: -(CH2 – CHCl)n-: poli(vinyl clorua)
- Một số polime có tên thông thường, ví dụ: xenlulozơ (C6H10O5)n…
2. Phân loại
- Dựa vào nguồn gốc, polime được phân loại thành:
+ Polime thiên nhiên (polime có sẵn trong thiên nhiên) như cao su, xenlulozơ...
+ Polime tổng hợp như polietilen, nhựa phenol-fomanđehit …
+ Polime nhân tạo hay bán tổng hợp (polime thiên nhiên được chế biến một phần) như xenlulozơ trinitrat, tơ visco ...
- Các polime tổng hợp lại được phân loại theo cách tổng hợp như:
+ Polime trùng hợp được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp, ví dụ:
(–CH2–CH2–)n và (–CH2–CHCl–)n ...
+ Polime trùng ngưng được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng, ví dụ:
(–HN–[CH2]6–NH–CO–[CH2]4–CO–)n
II. Đặc điểm cấu trúc
Các mắt xích của polime có thể nối với nhau thành mạch không nhánh như amilozơ ...., mạch phân nhánh như amilopectin, glicogen, ... và mạch dạng không gian như cao su lưu hóa, nhựa bakelit ...
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác: