Câu hỏi:
05/08/2024 1,535Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?
A. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
B. Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật
D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Trong 1 quần xã, mỗi loài có thể ăn nhiều loài sinh vật và bị nhiều loài sinh vật ăn ↔ tham gia nhiều chuỗi thức ăn.
A sai.
- Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ:
- Bậc dinh dưỡng cấp 1: cỏ.
- Bậc dinh dưỡng cấp 2: thỏ, chuột, cào cào, chim sẻ.
- Bậc dinh dưỡng cấp 3: cáo, cú, chuột, chim sẻ.
- Bậc dinh dưỡng cấp 4: cáo, cú.
B đúng.
- Mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài khác nhau.
C sai.
- Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.
D sai.
* Tìm hiểu về "Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật"
1. Chuỗi thức ăn
- Khái niệm: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.
- Ví dụ:
+ Cỏ → Sâu → Gà → Rắn → Đại bàng.
+ Giun đất → Chim → Cáo.
- Chiều dài mỗi chuỗi thức ăn thường không dài quá 5 – 6 mắt xích vì chỉ một phần nhỏ năng lượng nhận từ mắt xích phía trước sẽ được tích lũy trong các chất hữu cơ của mắt xích tiếp theo.
- Phân loại: Có 2 loại chuỗi thức ăn là chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ.
+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật tự dưỡng: gồm sinh vật tự dưỡng → động vật ăn sinh vật tự dưỡng → động vật ăn động vật.
+ Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ: gồm sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ → loài động vật ăn sinh vật phân giải → loài động vật ăn động vật.
2. Lưới thức ăn
- Khái niệm: Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, có những mắt xích chung.
Lưới thức ăn trong hệ sinh thái rừng
- Đặc điểm:
+ Mỗi hệ sinh thái có một lưới thức ăn. Lưới thức ăn này thay đổi theo mùa và thay đổi khi cấu trúc của quần xã thay đổi.
+ Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
3. Bậc dinh dưỡng
- Khái niệm: Bậc dinh dưỡng là những loài cùng mức năng lượng và sử dụng thức ăn cùng mức năng lượng trong lưới thức ăn (hoặc chuỗi thức ăn).
- Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài.
- Có nhiều bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1: Là các sinh vật sản xuất, bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2: Là các sinh vật tiêu thụ bậc 1 bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3: Là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.
+ Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao cấp nhất. Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1, 2, 3,…
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
Giải SGK Sinh học 12 Bài 29: Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?
Câu 2:
Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?
1. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.
2. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.
3. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
4. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.
5. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.
Câu 3:
Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là
Câu 4:
Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau)?
Câu 5:
Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, G, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này, kết luận nào đúng?
Câu 6:
Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:
Câu 7:
Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> nhái -> gà -> cáo. Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?
Câu 9:
Chiều dài của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không kéo dài quá 6 mắt xích. Giải thích nào dưới đây là đúng?
Câu 12:
Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?
Câu 13:
Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ như thế nào với nhau?
Câu 14:
Ở bậc dinh dưỡng nào con người có thể nhận được sản lượng sinh vật thứ cấp cao?
Câu 15:
Trong một chuỗi thức ăn, loài nào sau đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi quần thể thực vật trong quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu? Biết rằng loại thuốc trừ sâu đó khó phân giải và liều thuốc không đủ để gây ngộ độc cấp tính.