Câu hỏi:
24/10/2024 36,565Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Tây Bắc khác với Đông Bắc ở đặc điểm nào sau đây?
A. Mùa đông đến sớm hơn ở vùng núi thấp.
B. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.
C. Mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn.
D. Khí hậu lạnh chủ yếu do gió mùa Đông Bắc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
- Ở nước ta, thiên nhiên vùng núi Tây Bắc khác với Đông Bắc ở đặc điểm Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.
Giải thích: Do đặc điểm địa hình và vị trí lãnh thổ nên vùng núi Đông Bắc là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa đông bắc của nước ta, khu vực có mùa đông lạnh và kéo dài nhất cả nước: mùa đông lạnh đến sớm và kết thúc muộn hơn. Trong khi vùng núi Tây Bắc có mùa đông bớt lạnh và thời gian ngắn hơn nhờ bức chắn địa hình là dãy Hoàng Liên Sơn.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Các miền địa lí tự nhiên
a) Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- Phạm vi: Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, TN đồng bằng Bắc Bộ.
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.
+ Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.
- Khoáng sản: Giàu khoáng sản: Than, sắt, thiếc, chì,... Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.
- Khí hậu:
+ Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
+ Có nhiều biến động thời tiết.
- Thổ nhưỡng: Đai cận nhiệt đới hạ thấp; đất ferali ở vùng núi, phù sa ở đồng bằng.
- Sông ngòi: Dày đặc, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
- Sinh vật: Động thực vật phương Bắc chiếm ưu thế và cảnh quan thay đổi theo mùa.
- Khó khăn: Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường và thời tiết không ổn định.
b) Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- Phạm vi: Từ hữu ngạn sông Hồng tới dạy núi Bạch Mã.
- Địa hình:
+ Địa hình cao nhất nước, núi cao, trung bình chiếm ưu thế.
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều cao - sơn nguyên và đồng bằng giữa núi.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
- Khoáng sản: Khoáng sản: thiếc, sắt, crôm, titan, apatit, vật liệu xây dựng,...
- Khí hậu:
+ Gió mùa đông bắc suy yếu.
+ Gió phơn Tây Nam và bão hoạt động mạnh.
- Thổ nhưỡng: Có đầy đủ 3 đai cao; đất feralit, đá vôi,…
- Sông ngòi: Có độ dốc lớn, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và Tây - Đông.
- Sinh vật:
+ Xuất hiện động thực vật phương nam.
+ Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Cảnh quan thay đổi theo mùa và độ cao.
- Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ, trượt lở đất, hạn hán, cát bay cát chảy,…
c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Phạm vi: Dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, TN đồng bằng Bắc Bộ.
- Địa hình:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng vòng cung.
+ Nhiều núi đá vôi, đồng bằng Bắc Bộ mở rộng, thấp phẳng, nhiều vịnh, quần đảo.
- Khoáng sản: Giàu khoáng sản: Than, sắt, thiếc, chì,... Thềm lục địa vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí sông Hồng.
- Khí hậu:
+ Mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, mưa nhiều.
+ Có nhiều biến động thời tiết.
- Thổ nhưỡng: Đai cận nhiệt đới hạ thấp; đất ferali ở vùng núi, phù sa ở đồng bằng.
- Sông ngòi: Dày đặc, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung.
- Sinh vật: Động thực vật phương Bắc chiếm ưu thế và cảnh quan thay đổi theo mùa.
- Khó khăn: Nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi bất thường và thời tiết không ổn định.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hoá đa dạng (tiếp theo)
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 12: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam chủ yếu vì
Câu 2:
Hệ sinh thái nào sau đây không thuộc đai nhiệt đới gió mùa chân núi?
Câu 3:
Miền Bắc ở độ cao trên 600 - 700 m, miền Nam phải trên độ cao 900 - 1000 m mới có khí hậu cận nhiệt đới chủ yếu vì
Câu 5:
Đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Nam lên cao hơn so với miền Bắc chủ yếu vì
Câu 6:
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các loài thực vật ôn đới chủ yếu là do
Câu 9:
Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì
Câu 10:
Mùa khô ở các tỉnh ven biển cực Nam Trung Bộ kéo dài nhất cả nước chủ yếu là do
Câu 11:
Dạng thời tiết nắng nóng, kèm theo mưa dông xuất hiện vào cuối mùa khô ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là do ảnh hưởng của