Câu hỏi:
19/12/2024 2,661Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng về sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam?
A. Canh tác lúa và các cây lương thực.
B. Chủ yếu canh tác ở nương rẫy.
C. Canh tác lúa bằng ruộng bậc thang.
D. Chủ yếu canh tác ở đồng bằng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Cả người Kinh và các dân tộc ở Việt Nam đều có hoạt động canh tác cây lúa và các loại cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn,… Tuy nhiên, người Kinh chủ yếu canh tác ở đồng bằng, còn các dân tộc thiểu số chủ yếu canh tác ở nương rẫy, ruộng bậc thang, thung lũng chân núi. (SGK - Trang 126)
=> A đúng
Điều này chủ yếu đúng với các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng núi, cao nguyên. Người Kinh chủ yếu canh tác ở đồng bằng bằng phương pháp thủy lợi.
=> B sai
Phương pháp canh tác này chủ yếu được áp dụng bởi các dân tộc thiểu số ở vùng núi, nơi địa hình dốc.
=> C sai
Điều này chỉ đúng với người Kinh, đặc biệt là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
=> D sai
Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
a) Thành phần dân tộc theo dân số
- Khái niệm “dân tộc” được sử dụng theo hai nghĩa:
+ Dân tộc - quốc gia: bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam);
+ Dân tộc - tộc người là những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái,...).
- Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành hai nhóm:
+ Dân tộc đa số
+ Dân tộc thiểu số
b) Thành phần dân tộc theo ngữ hệ
- Ngữ hệ:
+ Là một nhóm các ngôn ngữ cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,...
+ Mỗi ngữ hệ lại có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.
- Hiện nay, 54 dân tộc ở Việt Nam được chia thành năm ngữ hệ, tám nhóm ngôn ngữ:
+ Ngữ hệ Nam Á, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Việt – Mường và nhóm ngôn ngữ Môn – Khơme.
+ Ngữ hệ Thái – Kađai, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Tày – Thái và nhóm ngôn ngữ Kađai.
+ Ngữ hệ Mông – Dao gồm nhóm ngôn ngữ Mông – Dao
+ Ngữ hệ Nam đảo, gồm nhóm ngôn ngữ: Malayô – Pôlinêdi.
+ Ngữ hệ Hán – Tạng, bao gồm: nhóm ngôn ngữ Hán và nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến.
Xem các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?
Câu 2:
Thành phần dân tộc theo dân số ở Việt Nam hiện nay được chia thành mấy nhóm?
Câu 3:
Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo những nghĩa nào?
Câu 6:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về lễ hội của người Kinh?
Câu 7:
Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Kinh?
Câu 9:
Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn duy trì tín ngưỡng nào sau đây?
Câu 10:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam?
Câu 12:
Lễ hội của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu được tổ chức với quy mô như thế nào?