Câu hỏi:
23/07/2024 11,728
Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông – Tây?
A. Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972)
B. Định ước Hensinxki được kí kết giữa 33 nước châu Âu, Mĩ, Canada (1975)
C. Hiệp ước ABM, hiệp định SALT-1(1/1972) giữa Mĩ và Liên Xô
D. Học thuyết của tổng thống Truman đưa ra tại quốc hội Mĩ (3/1947)
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Nó đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh Lạnh, với Mỹ cam kết ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản, gia tăng căng thẳng giữa khối Đông và khối Tây.
D đúng
- A sai vì nó cho thấy sự nỗ lực của hai bên trong việc giảm căng thẳng, tăng cường quan hệ hợp tác và ổn định ở châu Âu trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh.
- B sai vì nó nhằm tăng cường an ninh, hợp tác và tôn trọng quyền con người giữa các quốc gia, góp phần làm giảm căng thẳng trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh.
- C sai vì chúng nhằm kiểm soát và giảm bớt vũ khí chiến lược, giảm nguy cơ xung đột hạt nhân và thúc đẩy sự ổn định trong quan hệ giữa hai siêu cường trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh.
*) Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông – Tây
- Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô – Mỹ.
+ Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký kết tại Bon Hiệp định về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.
+ 1972, Xô – Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược,...
Mĩ và Liên Xô kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT) năm 1972.
- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa đã ký Định ước Hen-xin-ki.
- Từ 1985, nguyên thủ Xô – Mỹ tăng cường gặp gỡ, ký kết nhiều văn kiện hợp tác kinh tế, thủ tiêu tên lửa tầm trung châu Âu, cắt giảm vũ khí chiến lược và hạn chế chạy đua vũ trang.
*) Chiến tranh lạnh kết thúc
* Nguyên nhân:
1 - Cuộc “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn bốn thập kỉ đã làm cho hai nước tốn kém và bị suy giảm thế mạnh trên nhiều mặt so với các cường quốc khác, đang đứng trước thách thức của sự phát triển thế giới.
2 - Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu… Các nước nước này đã trở thành những đối thủ đáng gờm đối với Mĩ. Còn Liên Xô lúc này nền kinh tế ngày càng lâm vào tình trạng trì tệ, khủng hoảng.
3 - Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ => đòi hỏi phải có cục diện ổn định, đối thoại, hợp tác cùng phát triển.
⇒ Do vậy, hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đều cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
- Tháng 12/1989, tại Manta, hai nhà lãnh đạo M. Goocbachop và G. Buso (cha) chính thức cùng tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh”.
⇒ Tổng thống Mĩ G. Buso (cha) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goocbachop tuyên bố chấm dứt chiến tranh (tháng 12/1989)
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
Giải Lịch sử 12 Bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh