Câu hỏi:
02/09/2024 116Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)?
A. Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh về mọi mặt
B. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương
C. Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em
D. Sự ủng hộ, cổ vũ to lớn của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới
Trả lời:
Đáp án đúng là : A
- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh về mọi mặt,không phải là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975)
Nội dung đáp án A là một trong những nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ở Việt Nam (1954 – 1975).
- Những nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước:
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
+ Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em (nhất là Liên Xô, Trung Quốc...).
+ Sự ủng hộ, cổ vũ to lớn của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trến thế giới
→ A đúng.B,C,D sai.
* Bối cảnh:
- Thế giới:
+ Chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông - Tây tiếp tục diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa các nước lớn có nhiều diễn biến phức tạp.
+ Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hoà bình, dân chủ phát triển mạnh.
+ Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
- Trong nước: sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Việt Nam tạm thời bị phân chia thành hai miền:
+ Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tạo điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của cả nước;
+ Ở miền Nam, Mỹ thay thế Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chia cắt Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á.
♦ Các giai đoạn:
- Giai đoạn 1954-1960:
+ Miền Bắc:
▪ Từ 1954-1957: Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
▪ Từ 1958-1960: Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội
+ Miền Nam:
▪ Từ 1954-1958: Đấu tranh chính trị chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
▪ Từ 1959-1960: Phong trào Đồng khởi
- Giai đoạn 1961-1965:
+ Miền Bắc: thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất
+ Miền Nam: chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ
- Giai đoạn 1965-1968:
+ Miền Bắc: vừa chiến đấu chống chiến tranh phủ hoại lần thứ nhất của Mỹ, vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương
+ Miền Nam: chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
- Giai đoạn 1969-1973:
+ Miền Bắc: khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương
+ Miền Nam: chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ
- Giai đoạn 1973-1975:
+ Miền Bắc: khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương
+ Miền Nam: đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn
♦ Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân chủ quan
+ Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc.
+ Vai trò của hậu phương miền Bắc, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Nguyên nhân khách quan
+ Tinh thần đoàn kết, sự phối hợp chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau của ba nước Đông Dương.
+ Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng tiến bộ, hoà bình, dân chủ và các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô.
♦ Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam
+ Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
+ Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
+ Mở ra kỉ nguyên mới của Việt Nam: kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Đối với thế giới
+ Tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mỹ và thế giới.
+ Cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới nửa sau thế kỉ XX, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Giải Lịch sử 12 Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đã đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?
Câu 3:
Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (từ ngày 22/12/1974 đến ngày 6/1/1975) của quân dân miền Nam cho thấy
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố thuận lợi thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 5:
Tổ chức nào dưới đây do tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam lập nên trong những năm 1919 – 1925?
Câu 6:
Điểm tương đồng của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là
Câu 7:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nền kinh tế miền Nam Việt Nam những năm đầu sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975?
Câu 8:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm giống nhau nào sau đây?
Câu 9:
Khởi nguồn của sự chia cắt hai miền trên bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
Câu 10:
Chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
Câu 11:
Nội dung nào dưới đây phản ánh điểm khác biệt giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX?
Câu 12:
Chiến thắng Ấp Bắc (1/1963) chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh nào sau đây của Mĩ?
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 14:
Xét cho cùng, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu: là sự sụp đổ của
Câu 15:
Chiến thắng của quân dân Bắc Kì trong trận cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Việt Nam?