Câu hỏi:

25/07/2024 252

Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (từ ngày 22/12/1974 đến ngày 6/1/1975) của quân dân miền Nam cho thấy

A. so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng

Đáp án chính xác

B. khả năng Mĩ can thiệp trở lại bằng quân sự cao

C. so sánh lực lượng thay đổi bất lợi cho cách mạng

D. nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” đã hoàn thành

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là: A

Chiến thắng Phước Long cho thấy lực lượng cách mạng ngày càng mạnh mẽ và có khả năng tấn công và chiếm giữ những khu vực chiến lược quan trọng. Sự thành công này khẳng định sự thay đổi tích cực trong so sánh lực lượng, có lợi cho cách mạng, mở đường cho các chiến dịch tiếp theo.

A đúng.

- B sai vì chiến thắng Phước Long đã cho thấy phản ứng yếu ớt của quân đội Sài Gòn và sự không can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ. Điều này càng củng cố quyết tâm của quân dân miền Nam trong việc tiến hành các chiến dịch tiếp theo.

- C sai vì thực tế, chiến thắng Phước Long cho thấy sự thay đổi lực lượng có lợi cho cách mạng, với quân dân miền Nam giành được thắng lợi quan trọng và củng cố thêm quyết tâm giải phóng miền Nam.

- D sai vì ttrong bối cảnh cụ thể của chiến thắng Phước Long, mặc dù Mỹ đã rút quân khỏi Việt Nam sau Hiệp định Paris năm 1973, nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn miền Nam vẫn chưa hoàn thành vào thời điểm chiến thắng Phước Long.

* Căn cứ để Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

- Sau Hiệp định Pa-ri Việt Nam (1973), so sánh tương quan giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng ở miền Nam Việt Nam có sự thay đổi căn bản ⇒ lực lượng cách mạng có nhiều lợi thế trong việc tổ chức, tiến công địch, thu hồi và mở rộng vùng giải phóng.

- Đầu năm 1975, quân dân Việt Nam giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch Đường 14 – Phước Long. Chiến thắng Phước Long đã phản ánh sự trưởng thành vượt bậc của quân dân Việt Nam; sự suy yếu, bất lực của chính quyền Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.

⇒ Sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng và sự trưởng thành, lớn mạnh cả về thế và lực của lực lượng cách mạng là những điều kiện quan trọng để Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Nội dung chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng.

- Từ tháng 12/1974 đến tháng 1/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp Hội nghị mở rộng, đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 và 1976.

Lý thuyết Lịch Sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975) | Lý thuyết Lịch Sử 12 ngắn gọn

Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng quyết định kế hoạch giải phóng Miền Nam

- Kế hoạch giải phóng đề ra là hai năm, song Bộ Chính trị nhấn mạnh:

+ Nếu thời cơ đến trong năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

+ Tranh thủ thời cơ để tránh thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt các cơ sở kinh tế, công trình văn hóa,... giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

Nhận xét

- Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng thể hiện tính đúng đắn, chủ động, linh hoạt, sáng tạo và nhân văn.

- Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam của Đảng là một trong những yếu tố quan trọng đưa đến sự toàn thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội ở miền bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

Giải Lịch sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đã đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?

Xem đáp án » 28/07/2024 310

Câu 2:

Cừu Đôli là động vật đầu tiên được ra đời bằng phương pháp

Xem đáp án » 17/07/2024 252

Câu 3:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm giống nhau nào sau đây?

Xem đáp án » 18/07/2024 232

Câu 4:

Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố thuận lợi thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 18/07/2024 211

Câu 5:

Tổ chức nào dưới đây do tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam lập nên trong những năm 1919 – 1925?

Xem đáp án » 17/07/2024 204

Câu 6:

Điểm tương đồng của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là

Xem đáp án » 22/07/2024 195

Câu 7:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nền kinh tế miền Nam Việt Nam những năm đầu sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975?

Xem đáp án » 23/07/2024 173

Câu 8:

Khởi nguồn của sự chia cắt hai miền trên bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do

Xem đáp án » 21/07/2024 162

Câu 9:

Nội dung nào dưới đây phản ánh điểm khác biệt giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX?

Xem đáp án » 17/07/2024 160

Câu 10:

Chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã

Xem đáp án » 12/07/2024 159

Câu 11:

Chiến thắng Ấp Bắc (1/1963) chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh nào sau đây của Mĩ?

Xem đáp án » 21/07/2024 150

Câu 12:

Nội dung nào không phản ánh đúng những bài học kinh nghiệm cách mạng Việt Nam có thể rút ra từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án » 17/07/2024 140

Câu 13:

Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án » 19/07/2024 139

Câu 14:

Xét cho cùng, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu: là sự sụp đổ của

Xem đáp án » 20/07/2024 138

Câu 15:

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm của đường lối đổi mới từ năm 1986 chủ yếu là do

Xem đáp án » 13/07/2024 135

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »