Câu hỏi:
03/01/2025 138Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại là các cuộc chiến tranh nào?
A. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp.
B. Đấu tranh giữa các nước đế quốc.
C. Đấu tranh của công nhân ở các nước chính quốc.
D. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
Trả lời:
Đáp án: A
Lịch sử thế giới hiện đại, đặc biệt là từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, chủ yếu xoay quanh hai dòng chảy chính:
Đấu tranh dân tộc: Các dân tộc bị áp bức thuộc địa đã đứng lên đấu tranh giành độc lập, tự quyết. Phong trào này diễn ra mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và một số nước Mỹ Latinh.
Đấu tranh giai cấp: Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc cách mạng xã hội lớn.
=> A đúng
Đây chỉ là một phần của lịch sử thế giới hiện đại, đặc biệt là trong giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
=> B sai
Đây là một phần của đấu tranh giai cấp, nhưng không phải là nội dung chủ yếu của toàn bộ lịch sử thế giới hiện đại.
=> C sai
Mặc dù là một giai đoạn quan trọng, nhưng đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít chỉ là một phần của lịch sử thế giới hiện đại, tập trung chủ yếu vào giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
=> D sai
NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945
- Thứ nhất: chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới. Trong nhiều thập niên, các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lực lượng hùng mạnh về chính trị, kinh tế, quân sự...
Tuy nhiên, do những sai lầm nghiêm trọng về đường lối, chính sách và sự chống phá của thù địch, tới đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Thứ hai: phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh diễn ra sôi nổi và giành được nhiều thắng lợi to lớn, dẫn đến: sự tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân; sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập. Sau khi giành được độc lập, các nước Á, Phi và Mĩ Latinh bắt tay vào xây dựng, phát triển đất nước và đạt được nhiều thành tựu.
Lược đồ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh
- Thứ ba: sự vươn lênh nhanh chóng về kinh tế của các nước tư bản; hình thành ba trung tâm kinh tế lớn trên thế giới là Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu.
- Thứ tư: quan hệ quốc tế có nhiều chuyển biến phức tạp.
+ Trật tự hai cực Ianta được hình thành do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
+ Thế giới chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối đầu căng thẳng với đỉnh cao Chiến tranh lạnh.
+ Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới có nhiều thay đổi to lớn, phức tạp, song xu hướng chung là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
- Thứ năm: cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật diễn ra mạnh mẽ với những tiến bộ phi thường và nhiều thành tựu kì diệu.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong những thập niên 50, 60 nền công nghiệp Liên Xô như thế nào ?
Câu 3:
Đánh giá như thế nào về hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở thế kỉ XX là :
Câu 5:
Trong lịch sử thế giới hiện đại, đã hình thành chủ nghĩa phát xít. Vậy quê hương của chủ nghĩa phát xít bắt nguồn từ nước nào ?
Câu 6:
Đảng nào liên tục cầm quyền ở Nhật Bản trong thời gian từ 1955 đến 1993 ?
Câu 10:
Các nước Đông Âu bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội vào khoảng thời gian nào ?
Câu 11:
Nhân tố nào thúc đẩy sự xói mòn của trật tự thế giới hai cực Ianta trong quá trình tồn tại ( 1947 - 1991) ?
Câu 13:
"Hệ thống Véc-xai và Oa-sinh-tơn" được thiết lập vào thời điểm lịch sử nào?
Câu 14:
Đâu là trung tâm kinh tế của thế giới trong những năm 1945 - 1950 ?
Câu 15:
Tổ chức Cộng đồng châu Âu chính thức đổi tên thành Liên minh Châu Âu vào: