Câu hỏi:
22/07/2024 92Nhận xét nào sau đây không đúng về đấu tranh ngoại giao trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975)?
A. Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao có tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị
B. Đấu tranh ngoại giao có tính độc lập tương đối trong quan hệ với đấu tranh quân sự và chính trị
C. Kết quả của đấu tranh ngoại giao không phụ thuộc vào tương quan lực lượng trên chiến trường
D. Đấu tranh ngoại giao dựa trên cơ sở thực lực chính trị và quân sự trong mỗi giai đoạn chiến tranh
Trả lời:
Đáp án C
Nội dung đáp án C không phù hợp, không phản ánh đúng về hoạt động đẩu tranh ngoại giao của cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 -1975. Vì: Kết quả đấu tranh ngoại giao phụ thuộc chặt chẽ vào tương quan lực lượng giữa các bên trên chiến trường, “thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao”. Ví dụ:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam là cơ sở cho thắng lợi của Việt Nam trên bàn đàm phán Giơnevơ (1954).
+ Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân miền Bắc Việt Nam là một trong những cơ sở cho thắng lợi Việt Nam trên bàn đàm phá Pari (1973)
Một sổ điểm nổi bật trong đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong những năm 1945 -1975):
♦ Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao có tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị. Ví dụ:
- Với việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (tháng 3/1946), Pháp đã buộc phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Với điều khoản này, thực dân Pháp đã buộc phải thừa nhận sự thống nhất của dân tộc Việt Nam. Mặt khác, với việc kí kết Hiệp định Sơ bộ, Việt Nam đã mượn tay Pháp, đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước; tranh thủ được thời gian hòa hoãn cần thiết để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) được kí kết, đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954). Tuy nhiên, Mĩ đã lợi dụng những hạn chế trong Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.
- Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), so sánh tương quan giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trên chiến trường miền Nam Việt Nam đã có sự thay đổi căn bản, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
♦ Đấu tranh ngoại giao có tính độc lập tương đối trong quan hệ với đấu tranh quân sự và chính trị. Ví dụ:
- Với thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cách mạng Việt Nam trên bàn đàm phán Giơnevơ (1954). Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, do chịu sự tác động của tình hình thế giới, đặc biệt lả xu hướng hòa hoãn, thương lượng giữa các nước lớn (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô, Anh, Pháp,...),... nên Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) còn mang một số hạn chế, chưa phản ánh dầy đủ những thắng lợi Việt Nam giành được trên chiến trường.
♦ Đấu tranh ngoại giao dựa trên cơ sở thực lực chính trị và quân sự trong mỗi giai đoạn chiến tranh:
- Hoàn cảnh, tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp trước khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1945):
+ Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Thực dân Pháp âm mưu đưa quân ra
Bắc để thôn tính toàn bộ Việt Nam. Để thực hiện được âm mưu tiến quân ra Bắc, Pháp đã điều đình với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc Þ 28/2/1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết. Với việc kí kết Hiệp ước Hoa – Pháp, thực dân Pháp đã hợp pháp hóa việc đưa quân ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật (thay cho Trung Hoa Dân quốc).
+ Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng chính quyền mới, diệt giặc đói, giặc dốt và khắc phục những khó khăn về tài chính, xây dựng lực lượng vũ trang,...
Þ Tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch theo hướng bất lợi cho Việt Nam.
+ Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định lựa chọn giải pháp “hòa để tiến” tạm thời hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này. Þ Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp là Xanhtơni bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
+ Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã tác động trực tiếp dẫn tới Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (hội nghị được mở ra vào ngày 8/5/1954 – ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ), đồng thời góp phần tạo thế mạnh cho Việt Nam trên bàn đàm phán.
+ Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của nhân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi của quân dân miền Bắc (Việt Nam) trong trận “Điện Biên Phủ trên không” đã buộc Mĩ phái kí kết Hiệp định Pari (tháng 1/1973)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Việc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam đã đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh nào?
Câu 3:
Chiến thắng Đường 14 – Phước Long (từ ngày 22/12/1974 đến ngày 6/1/1975) của quân dân miền Nam cho thấy
Câu 4:
Nội dung nào dưới đây không phải là yếu tố thuận lợi thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 5:
Tổ chức nào dưới đây do tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam lập nên trong những năm 1919 – 1925?
Câu 6:
Điểm tương đồng của phong trào cách mạng 1930 – 1931 và cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là
Câu 7:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của nền kinh tế miền Nam Việt Nam những năm đầu sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975?
Câu 8:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm giống nhau nào sau đây?
Câu 9:
Khởi nguồn của sự chia cắt hai miền trên bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do
Câu 10:
Chủ trương giương cao ngọn cờ dân tộc, tạm gác việc thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
Câu 11:
Nội dung nào dưới đây phản ánh điểm khác biệt giữa hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỉ XX?
Câu 12:
Chiến thắng Ấp Bắc (1/1963) chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh nào sau đây của Mĩ?
Câu 13:
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 14:
Xét cho cùng, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu: là sự sụp đổ của
Câu 15:
Chiến thắng của quân dân Bắc Kì trong trận cầu Giấy lần thứ nhất (1873) đã có tác động như thế nào đến thái độ của quân Pháp ở Việt Nam?