Câu hỏi:
10/09/2024 244Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính ở Trái Đất là do?
A. Đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và do thu hẹp diện tích rừng
B. Thảm thực vật xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô hấp vì có sự thay đổi khí hậu
C. Động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp
D. Cả A, B và C
Trả lời:
Đáp án: A
Giải thích: Hiệu ứng nhà kính gây ra bởi các khí nhà kính mà chủ yếu là CO2. CO2 tăng lên chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch và diện tích rừng bị thu hẹp
=> B, C, D sai
*Tìm hiểu thêm: "Hình thức sử dụng gây ô nhiễm môi trường"
Các hình thức gây ô nhiễm môi trường |
Nguyên nhân gây ô nhiễm |
Đề xuất biện pháp khắc phục |
Ô nhiễm không khí: - Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, làng nghề,... - Ô nhiễm do phương tiện giao thông. - Ô nhiễm từ đun nấu tại gia đình. |
- Xả khí thải không qua xử lí. - Sử dụng nguyên liệu hóa thạch.
|
- Hạn chế sử dụng các nguyên liệu hóa thạch. - Lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí cho các nhà máy. - Xây dựng thêm nhiều công viên xanh. |
Ô nhiễm chất thải rắn: - Đồ nhựa, cao su, giấy, .... - Xác sinh vật , phân thải ra từ sản xuất nông nghiệp,.. - Rác thải từ bệnh viện - Giấy gói , túi nilông |
- Do chưa chấp hành quy định về xử lí rác thải công nghiệp, y tế,... - Do ý thức của người dân về bảo vệ môi trường chưa cao. |
- Xây dựng nhà máy xử lí rác thải. - Phân loại rác, vệ sinh môi trường xung quanh. - Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng đồ nhựa, túi nilông,…
|
Ô nhiễm nguồn nước: Nguồn nước thải ra từ các nhà máy , khu dân cư mang nhiều chất hữu cơ, hóa chất, vi sinh vật gây bệnh,… |
- Do chưa có nơi xử lí nước thải hoặc có nhưng vận hành kém. |
- Xây dựng nhà máy xử lí nước thải. - Phân loại rác, vệ sinh môi trường xung quanh. |
Ô nhiễm hoá chất độc: - Hoá chất độc thải ra từ các nhà máy. - Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp,... |
- Do chưa có nơi xử lí nước thải hoặc có nhưng vận hành kém. |
- Xử lý phân loại các hóa chất độc hại - Xây dựng nơi quản lí chặt chẽ các chất gây nguy hiểm. - Hạn chế sử dụng hoá chất, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp,... |
Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh: Sinh vật truyền bệnh cho người và sinh vật khác như muỗi, giun sán,... |
- Do không thường xuyên làm vệ sinh môi trường. - Do ý thức của người dân chưa cao,... |
- Dọn dẹp vệ sinh môi trường: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh,.. - Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng tránh. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Những biện pháp nào sau đây không góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay?
(1) Tăng cường sử dụng các loại hoocmon sinh trưởng trong sản xuất để nâng cao năng suất.
(2) Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường.
(3) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn và rừng nguyên sinh.
(4) Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người.
(5) Tăng cường khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản.
(6) Sử dụng các loại thuốc hóa học để tiêu diệt các loại sâu, bệnh và cỏ dại
(7) Xây dựng các nhà máy và tái chế rác thải.
Câu 2:
Trong những biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp góp phần vào việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên rừng?
(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao.
(2) Tích cực trồng cây gây rừng.
(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
(4) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng.
(5) Duy trì tập quán du canh, di cư của đồng bào dân tộc thiểu số.
(6) Tránh đốt rừng làm nương rẫy.
Câu 4:
Người ta tăng năng suất mà không gây ô nhiễm môi trường bằng cách tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Các phương pháp để tăng lượng chất chu chuyển:
(1) Tăng cường sử dụng lại các rác thải hữu cơ.
(2) Tăng cường sử dụng đạm sinh học.
(3) Tăng cường sử dụng phân bón hóa học.
(4) Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng khỏi hệ sinh thái.
Phương án đúng là:
Câu 8:
Cho các hoạt động của con người:
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao, hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(5) Bảo vệ các loài thiên địch.
(6) Tăng cường sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt các loài sâu hại.
Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
Câu 10:
Hoạt động nào sau đây không làm gia tăng lượng khí CO2 thải vào không khí?