Câu hỏi:
20/07/2024 70
Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B, C đến quá trình truyền tin qua synapse thần kinh – cơ xương ở chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sử dụng thuốc A thì gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh; thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzyme acetylcholinesterase và thuốc C thì gây đóng kênh Ca2+ ở synapse. Các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương?
Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B, C đến quá trình truyền tin qua synapse thần kinh – cơ xương ở chuột. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sử dụng thuốc A thì gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh; thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzyme acetylcholinesterase và thuốc C thì gây đóng kênh Ca2+ ở synapse. Các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ xương?
Trả lời:
- Thuốc A: Tăng giải phóng chất trung gian hoá học ban đầu do lượng chất trung gian hoá học được giải phóng nhiều nên sẽ làm cơ co mạnh, liên tục nhưng sau do chất trung gian hoá học được giải phóng nhiều → quá trình tái tổng hợp chất trung gian hoá học diễn ra không kịp → hết chất trung gian hoá học → cơ ngừng co một thời gian.
- Thuốc B: Ức chế hoạt động enzyme acetylcholinesterase → acetylcholine không bị phân giải, vẫn bám vào thụ thể ở màng sau synapse, liên tục kích thích vào màng sau → cơ co liên tục → sau một thời gian dẫn tới liệt cơ.
- Thuốc C: gây đóng kênh Ca2+ → khi xung thần kinh đi đến, Ca2+ không đi vào chùy synapse → chất trung gian hoá học không được giải phóng không gây hiện tượng co cơ dù có bị kích thích.
- Thuốc A: Tăng giải phóng chất trung gian hoá học ban đầu do lượng chất trung gian hoá học được giải phóng nhiều nên sẽ làm cơ co mạnh, liên tục nhưng sau do chất trung gian hoá học được giải phóng nhiều → quá trình tái tổng hợp chất trung gian hoá học diễn ra không kịp → hết chất trung gian hoá học → cơ ngừng co một thời gian.
- Thuốc B: Ức chế hoạt động enzyme acetylcholinesterase → acetylcholine không bị phân giải, vẫn bám vào thụ thể ở màng sau synapse, liên tục kích thích vào màng sau → cơ co liên tục → sau một thời gian dẫn tới liệt cơ.
- Thuốc C: gây đóng kênh Ca2+ → khi xung thần kinh đi đến, Ca2+ không đi vào chùy synapse → chất trung gian hoá học không được giải phóng không gây hiện tượng co cơ dù có bị kích thích.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ở một số loài động vật, các cá thể sống thành từng đàn chiếm một vùng lãnh thổ xác định, chúng cùng nhau kiếm ăn và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn có một con đầu đàn, nó chỉ huy cả đàn, được ưu tiên khi có thức ăn và được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc già yếu thì con khoẻ mạnh thứ hai kế tiếp con đầu đàn sẽ lên thay thế. Các hiện tượng trên mô tả dạng tập tính nào ở động vật? Tập tính đó có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?
Ở một số loài động vật, các cá thể sống thành từng đàn chiếm một vùng lãnh thổ xác định, chúng cùng nhau kiếm ăn và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn có một con đầu đàn, nó chỉ huy cả đàn, được ưu tiên khi có thức ăn và được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc già yếu thì con khoẻ mạnh thứ hai kế tiếp con đầu đàn sẽ lên thay thế. Các hiện tượng trên mô tả dạng tập tính nào ở động vật? Tập tính đó có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?
Câu 2:
Hình 2 mô tả hiện tượng xảy ra ở củ khoai tây sau khi bị "bỏ quên" ở nơi không có ánh sáng lâu ngày.
Người ta cho rằng, hiện tượng này là một trong những phản ứng của khoai tây nhằm chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Theo em, ý kiến đó có đúng không? Giải thích.
Hình 2 mô tả hiện tượng xảy ra ở củ khoai tây sau khi bị "bỏ quên" ở nơi không có ánh sáng lâu ngày.
Người ta cho rằng, hiện tượng này là một trong những phản ứng của khoai tây nhằm chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. Theo em, ý kiến đó có đúng không? Giải thích.
Câu 3:
Khi cầu thủ thi đấu, những trường hợp va chạm dẫn đến chấn thương không chảy máu, không gãy xương có thể dùng bình xịt gây tê để giảm đau tại chỗ. Sau khi xịt vài phút, cầu thủ sẽ cảm thấy hết đau. Hãy tìm hiểu và giải thích cơ chế của hiện tượng này.
Câu 4:
Hình 2 mô tả hiện tượng xảy ra ở củ khoai tây sau khi bị "bỏ quên" ở nơi không có ánh sáng lâu ngày.
Khi đem củ khoai tây ở Hình 2 ra ngoài sáng, khoai tây sẽ có đáp ứng như thế nào? Các nhà khoa học cho rằng, việc đáp ứng của khoai tây khi có ánh sáng liên quan đến một loại protein. Đó là protein gì? Protein này có vai trò gì?
Khi đem củ khoai tây ở Hình 2 ra ngoài sáng, khoai tây sẽ có đáp ứng như thế nào? Các nhà khoa học cho rằng, việc đáp ứng của khoai tây khi có ánh sáng liên quan đến một loại protein. Đó là protein gì? Protein này có vai trò gì?
Câu 5:
Người ta tiến hành một thí nghiệm (Hình 1) như sau: Thả một đàn cá vào trong bể nuôi, các con cá di chuyển tự do trong bể (a). Sau đó, một chất cảnh báo được bơm vào trong bể. Sau vài giây, cả đàn cá đã tập trung lại dưới đáy bể nuôi (b). Hãy giải thích hiện tượng trên. Việc đàn cá tập trung lại có ý nghĩa gì?
Người ta tiến hành một thí nghiệm (Hình 1) như sau: Thả một đàn cá vào trong bể nuôi, các con cá di chuyển tự do trong bể (a). Sau đó, một chất cảnh báo được bơm vào trong bể. Sau vài giây, cả đàn cá đã tập trung lại dưới đáy bể nuôi (b). Hãy giải thích hiện tượng trên. Việc đàn cá tập trung lại có ý nghĩa gì?