Câu hỏi:
28/08/2024 9,754Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực
A. công nghiệp.
B. thương mại.
C. du lịch.
D. nông nghiệp.
Trả lời:
Đáp án đúng là : D
- Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
Người lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu qua hàng ngàn năm canh tác, từ việc trồng lúa nước, nuôi trồng thủy sản, đến chăn nuôi và trồng trọt các loại cây công nghiệp. Sự khéo léo và sáng tạo trong việc áp dụng các phương pháp canh tác truyền thống cùng với việc tiếp nhận công nghệ hiện đại đã giúp ngành nông nghiệp Việt Nam không ngừng phát triển, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của đất nước. Đặc biệt, Việt Nam còn nổi tiếng với việc xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao như gạo, cà phê và hồ tiêu, khẳng định vị thế và uy tín của ngành nông nghiệp trên thị trường quốc tế.
- Các đáp án khác,Người lao động nước ta chưa có nhiều kinh nghiệm.
→ D đúng.A,B,C sai.
* Nguồn lao động
* Thế mạnh
- Nguồn lao động rất dồi dào, mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động.
- Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
* Hạn chế
- Trình độ cao chuyên môn chưa cao.
- Thiếu cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề, lao động có thu nhập thấp.
- Chưa sử dụng triệt để quỹ thời gian lao động.
- Phân bố chưa hợp lí. Miền núi nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động, đồng bằng tập trung đông, thừa lao động.
2. Cơ cấu lao động
* Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: Tỉ trọng khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp) giảm, nhưng vẫn còn cao, tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) tăng.
* Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế có sự thay đổi:
- Giảm dần khu vực nhà nước, nhưng còn rất chậm.
- Tăng dần khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
* Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn
- Cơ cấu lao động theo thành thị tăng nhưng tỉ lệ thấp 35% (2019).
- Cơ cấu lao động theo nông thôn giảm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao 65% (2019).
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm
Mục lục Giải Tập bản đồ Địa Lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật của nước ta thay đổi theo xu hướng nào sau đây?
Câu 2:
Khu vực nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ lao động thất nghiệp cao nhất?
Câu 3:
Đặc điểm nào sau đây không phải ưu điểm của nguồn lao động nước ta?
Câu 4:
Trong những năm tiếp theo chúng ta nên ưu tiên đào tạo lao động có trình độ
Câu 5:
Đâu không phải biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
Câu 6:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta hiện nay?
Câu 8:
Chất lượng nguồn lao động của nước ta ngày càng được nâng cao chủ yếu là do
Câu 9:
Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng hiệu quả nguồn lao động nước ta không có nội dung nào sau đây?
Câu 11:
Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành nước ta đang chuyển dịch theo hướng