Câu hỏi:
19/07/2024 1,847Người Hà Nhì ăn tết năm mới vào khoảng thời gian nào?
A. Đầu tháng 4 âm lịch.
B. Đầu tháng 10 âm lịch.
C. Đầu tháng 8 âm lịch.
D. Đầu tháng 12 âm lịch.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Người Hà Nhì ăn tết năm mới vào khoảng đầu tháng 10 âm lịch.
* Thành phần dân tộc theo dân số:
- Trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay, dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm khoảng 85.3% tổng số dân; 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14.7% dân số.
- Trong 53 dân tộc thiểu số, có:
+ 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là: Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng;
+ 11 dân tộc có số dân dưới 5 nghìn người.
- Các dân tộc thiểu số cư trú phân tán và đan xen, đặc biệt ở miền núi phí Bắc, các tỉnh Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
* Phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc:
a. Phong tục, tập quán
- Người Kinh:
+ Từ xa xưa đã có tục ăn trầu nhuộm răng, xăm mình.
+ Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống thường trải qua các bước cơ bản như dạn, hỏi, cưới, lại mặt.
+ Việc tổ chức tang ma của người rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.
- Các dân tộc thiểu số có phong tục, tập quán đa dạng.
+ Một số tộc người ở Tây Nguyên tổ chức gia đình theo hình thức mẫu hệ (người Ê-đê, người Ba Na). Trong phong tục cưới hỏi, người phụ nữ chủ động nhờ mai mối. Trong nghi lễ ma chay, họ làm lễ bỏ mả và dựng nhà mồ để chôn người chết.
+ Ở Nam Bộ, dân tộc Chăm cũng có truyền thống gia đình mẫu hệ, người phụ nữ đảm nhiệm việc lo sính lễ trong lễ cưới. Nghi thức tang ma của người Chăm theo Hồi giáo thường bắt đầu với lễ cầu nguyện tại thánh đường…
b. Lễ hội
- Lễ tết:
+ Tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm của người Kinh Ngoài ra còn có nhiều lễ, tết truyền thống khác, như Rằm tháng Giêng, Thanh minh, Đoan Ngọ, Trung thu,...
+ Các tộc người ở Tây Bắc tổ chức tết năm mới vào các thời điểm khác nhau, người Lào theo Phật lịch và ăn tết vào tháng Tư Âm lịch; người Hà Nhì ăn tết năm mới vào đầu tháng Mười Âm lịch
+ Các tộc người ở Tây Nguyên thưởng tổ chức tết vào mùa xuân với các tên gọi khác nhau, như lễ Mừng lúa mới của người Mạ, lễ Sơmok (ăn cốm mới) của người Ba Na.
+ Các tộc người ở Nam Bộ như người Khơ-me ăn Tết Chôl Chnăm Thmây, người Hoa ăn tết Nguyên đán.
- Lễ hội:
+ Lễ hội là một nét văn hoá đặc sắc, gồm các lễ hội nông nghiệp, tôn giáo, hoặc gắn với đời sống sinh hoạt cộng đồng.
+ Người Kinh tổ chức nhiều lễ hội vào mùa xuân sau tết Nguyên đán. Lễ hội cũng là nơi diễn ra nhiều trò chơi dân gian.
+ Các tộc người thiểu số ở Tây Bắc có lễ hội cầu mưa, lễ hội cầu an ở bản, lễ hội hát máa giao duyên,...
+ Các dân tộc ở Nam Bộ thường tổ chức lễ hội nông nghiệp và tôn giáo, như lệ Ok Om Bok của người Khơ-me, lệ Katê của người Chăm.
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Loại nhạc khí nào của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên được đề cập đến trong câu đố sau:
“Lưng bằng cái thúng,
Bụng bằng quả bòng,
Nằm võng đòn cong,
Vừa đi vừa hát”
Câu 6:
Các dân tộc Kinh, Mường, Thổ, Chứt thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?
Câu 7:
Các dân tộc Khơme, Ba Na, Xơ Đăng,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?
Câu 9:
Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo
Câu 11:
Các dân tộc Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay,… thuộc nhóm ngôn ngữ nào dưới đây?
Câu 13:
Kiểu nhà phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là
Câu 15:
Trước đây, các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu làm nương rẫy theo hình thức