Câu hỏi:
12/07/2024 284Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như sau:
Thế hệ |
Kiểu gen AA |
Kiểu gen Aa |
Kiểu gen aa |
F1 |
0,49 |
0,42 |
0,09 |
F2 |
0,18 |
0,24 |
0,58 |
F3 |
0,09 |
0,42 |
0,49 |
F4 |
0,09 |
0,42 |
0,49 |
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Trả lời:
Đáp án B
Nhìn vào tỉ lệ của các loại kiểu gen qua các thế hệ, ta thấy rằng:
+ Kiểu gen AA từ thế hệ F1 đến F2 có tỉ lệ giảm từ 0,49 xuống 0,18 nên không thể chịu tác động của nhân tố tiến hóa đột biến. Vì nhân tố đột biến làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen một cách chậm chạp.
+ Kiểu gen Aa từ thế hệ F1 đến F2 giảm từ 0,42 xuống 0,24; nhưng từ F2 đến F3 lại tăng từ 0,24 lên 0,42. Nên quần thể không thể chịu tác động của nhân tố chọn lọc tự nhiên. Vì chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.
+ Kiểu gen aa từ thế hệ F1 đến F2 tăng từ 0,09 lên 0,58; nhưng từ thế hệ F2 đến F3 giảm xuống từ 0,58 còn 0,49 nên quần thể không chịu tác động của nhân tố giao phối không ngẫu nhiên.
® Tóm lại, thông qua dữ liệu trên, ta thấy thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể biến đổi một cách đột ngột, không định hướng, nên quần thể đang chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên là không đúng?
Câu 4:
Ở một quần thể hươu, do tác động của một cơn lũ quét làm cho đa số cá thể khỏe mạnh bị chết, số ít cá thể còn lại có sức khỏe kém hơn sống sót, tồn tại và phát triển thành một quần thể mới có thành phần kiểu gen và tần số alen khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của:
Câu 5:
Nếu chỉ xét riêng từng nhân tố thì nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể với tốc độ chậm nhất?
Câu 6:
Cho các phát biểu sau đây về quá trình tiến hóa của một quần thể:
I. Khi các quần thể khác nhau sống trong cùng một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh ra con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
II. Các biến dị xuất hiện trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện sống không được coi là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
III. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
IV. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
V. Giao phối ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, do đó không có vai trò đối với tiến hóa.
Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, số phát biểu đúng là?
Câu 7:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các loài lưỡng cư xuất hiện ở kì nào?
Câu 9:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?
Câu 10:
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào dưới đây là đúng?
Câu 12:
Khi nói về các nhân tố tiến hóa, xét các kết luận sau:
I. Nhân tố tiến hóa là những nhân tố có khả năng làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể
II. Không phải nhân tố tiến hóa nào cũng có khả năng làm biến đổi tần số alen của quần thể
III. Yếu tố ngẫu nhiên không phải lúc nào cũng loại bỏ hoàn toàn các alen lặn có hại ra khỏi quần thể
IV. Đột biến, giao phối ngẫu niên, di – nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là các nhân tố tiến hóa cơ bản
Câu 13:
Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách ly nào?
Câu 14:
Phát biểu nào sau đây chưa chính xác theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại?
Câu 15:
Khi nói về sự phát sinh sự sống trên trái đất, phát biểu nào dưới đây không đúng?